Bài giảng GDCD 12 - Tổng hợp chương trình Lớp 12
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng GDCD 12 - Tổng hợp chương trình Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_gdcd_12_tong_hop_chuong_trinh_lop_12.ppt
Nội dung tài liệu: Bài giảng GDCD 12 - Tổng hợp chương trình Lớp 12
- BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm pháp luật: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. 2. Đặc trưng của pháp luật (3) a. Tính quy phạm phổ biến - Nhiều lần, nhiều nơi, tất cả mọi người, mọi lĩnh vực. - Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật. - Đặc điểm phân biệt với các quy phạm xã hội khác. b. Tính quyền lực, bắt buộc chung. - Nhà nước ban hành và thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước. - Bắt buộc với tất cả mọi người. - Là đặc điểm phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật.
- c. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. - Hình thức thể hiện: Các văn bản quy phạm pháp luật. - Diễn đạt: chính xác, một nghĩa. - Nội dung văn bản cấp dưới (hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái nội dung văn bản cấp trên (hiệu lực pháp lí cao hơn). Nội dung tất cả các văn bản phải phù hợp và không được trái với Hiến pháp. - Hiến pháp – luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất. + Do Quốc hội ban hành + Có 5 bản Hiến pháp: 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 + Hiến pháp 2013 được thông qua ngày 28/11/2013; có hiệu lực pháp lí ngày 1/1/2014
- 3. Bản chất của pháp luật (2) a. Bản chất giai cấp (có từ giai cấp) - Pháp luật mang bản chất của giai cấp cầm quyền - Phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. - Nhà nước Việt Nam đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. b. Bản chất xã hội (có từ xã hội) - Bắt nguồn từ xã hội, phản ánh các nhu cầu, lợi ích của các giai tầng trong xã hội. - Được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, (do các thành viên xã hội thực hiện) vì sự phát triển của xã hội.
- 4. Mối quan hệ của pháp luật với đạo đức - Pháp luật hình thành trên cơ sở đạo đức. (phạm vi điều chỉnh hẹp hơn đạo đức) - Chỉ những quy phạm đạo đức phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được đưa vào quy phạm pháp luật. - Khi trở thành các quy phạm pháp luật, các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. - Giá trị cơ bản của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
- 5. Vai trò của pháp luật - Với Nhà nước: Phương tiện để quản lí xã hội. - Với công dân: Phương tiện để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
- BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm thực hiện pháp luật. Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
- b. Các hình thức thực hiện pháp luật Hình Sử dụng pháp luật Thi hành pháp luật Tuân thủ pháp Áp dụng pháp luật thức luật Cơ quan, công chức nhà Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức Khái nước có thẩm quyền căn sử dụng đúng các thực hiện đầy đủ không làm những cứ vào pháp luật để ra các niệm quyền, làm những nghĩa vụ của mình, điều pháp luật quyết định làm phát sinh, gì pháp luật cho chủ động làm những cấm. chấm dứt, thay đổi việc phép làm. gì pháp luật quy định thực hiện quyền, nghĩa vụ PHẢI LÀM. ĐƯỢC LÀM CẤM LÀM của cá nhân, tổ chức. Ví dụ Bác G sử dụng quyền Siêu thị M không Cơ quan thuế lập biên bản trong tự do kinh doanh để Hàng năm, Siêu thị M kinh doanh các loại xử phạt đối với cơ sở sản kinh mở Siêu thị M. đều nộp thuế đầy đủ. bánh kẹo kém chất xuất bánh kẹo S vì lí do trốn doanh lượng. thuế. Anh A, chị B muốn Bố mẹ chị B UBND xã H cấp giấy Ví dụ Anh A kết hôn với trở thành vợ chồng không ngăn cản chứng nhận kết hôn cho trong hôn chị B. phải đi đăng kí kết chị kết hôn với anh anh A, Chị B nhân hôn. A vì lí do tôn giáo.
- 2. Các hình thức thực hiện pháp luật (4) - Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép. (VIỆC ĐƯỢC LÀM) (Chủ thể có thể làm hoặc từ chối không làm) - Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm. (VIỆC PHẢI LÀM) ( tính chủ động của chủ thể cao) - Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm. (VIỆC CẤM LÀM) - Áp dụng pháp luật: (VIỆC CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN) ( chủ thể khác so với các hình thức khác)
- 3. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí * Dấu hiệu của vi phạm pháp luật. (3) - Là hành vi trái pháp luật: Hành động (làm những việc không được làm) Không hành động (không làm những việc phải làm) Xâm phạm và gây thiệt hại cho những quan hệ được pháp luật bảo vệ. - Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện: Khả năng nhận thức, điều khiển hành vi. (không bị bệnh tâm thần) Đủ độ tuổi Độc lập chịu trách nhiệm. - Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. Cố ý Vô ý
- 4. Trách nhiệm pháp lí Là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. • Ý nghĩa: - Buộc các chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định. - Giáo dục, răn đe người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật. - Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật
- 5. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí (4) a. Vi phạm hình sự: Hành vi nguy hiểm, bị coi là tội phạm trong Bộ luật hình sự. => Chịu trách nhiệm hình sự. - Ăn cắp, ăn trộm đồ vật có giá trị từ 2.000.000 (hai triệu) đồng trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. - Gây tổn hại sức khỏe cho người khác từ 11% trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự. (vi phạm nhiều lần tổn hại Chịu trách nhiệm hành chính. - Hình thức xử phạt: Cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm, trục xuất
- c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm (TN) pháp lí VP Hình sự VP Hành chính VP Dân sự VP Kỉ luật Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, Là hành vi VPPL có mức độ Là hành vi VPPL, xâm Là hành vi VPPL xâm phạm các quan hệ lao Khái bị coi là tội phạm (TP), được quy nguy hiểm cho XH thấp hơn phạm quan hệ tài sản định tại Bộ luật Hình sự. và quan hệ nhân động, công vụ nhà niệm TP, xâm phạm các quy tắc quản lí của Nhà nước. thân. nước do PL lao động, PL hành chính bảo vệ. TN hình sự TN hành chính TN dân sự TN kỉ luật - Người đủ 14T=>16T: chịu TN về Người từ đủ 6T=> Cán bộ, công chức, TP rất nghiêm trọng do cố ý hoặc TP - Người đủ 14T => dưới 16T: chưa đủ 15T: tham gia bị xử phạt hành chính về VP viên chức VP kỉ luật. Trách đặc biệt nghiêm trọng. các giao dịch dân sự hành chính do cố ý. nhiệm - Người đủ 16T trở lên:chịu TN hình phải được người đại pháp sự về mọi TP - Người đủ 16T trở lên: bị xử diện theo PL đồng ý. lí - Việc xử lí người chưa thành niên phạt hành chính về mọi VP (đủ 14T=> 18T): theo nguyên tắc lấy hành chính do mình gây ra. giáo dục là chủ yếu. Hình Đuổi việc, chuyển Tử hình, phạt tù, phạt Phạt tiền, tịch thu phương Bồi thường thiệt hại về thức công tác, hạ lương, tiền tiện, tang vật, trục xuất, vật chất, tinh thần xử lí khiển trách, cảnh cáo Hành vi điều khiển xe gắn máy Tự tiện sửa nhà đang Công chức nhà nước Tội giết người, đe dọa giết người, Ví không đội mũ bảo hiểm, trốn thuê, bên mua không thường xuyên đi làm lây truyền HIV cho người khác, dụ thuế, bán hàng lấn chiếm vỉa trả tiền đầy đủ cho bên muộn, nghỉ phép quá buôn bán ma túy, hè bán thời hạn
- So sánh vi phạm Hình sự và vi phạm Hành chính: - Giống nhau: đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Khác nhau: về mức độ VD1: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả: + Vi phạm Hành chính vì xâm phạm quy tắc quản lí nhà nước về kinh tế (<30 triệu, không gây hậu quả nghiêm trọng; chưa bị xử lí hành chính trước đó). + Nếu số lượng hàng giả lớn (tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên) hoặc < 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính trước đó thì bị coi là tội phạm hình sự (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả) VD2: Hành vi điều khiển phương tiện giao thông quá tốc độ cho phép: + Vi phạm Hành chính vì vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. + Nếu hành vi đó gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị coi là tội phạm hinh sự theo quy định của Bộ luật Hình sự (Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ).
- 5. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí (4) c. Vi phạm dân sự: Xâm phạm các quan hệ tài sản và nhân thân. => Chịu trách nhiệm dân sự - Hình thức xử lý: Bồi thường thiệt hại cho người bị hại d. Vi phạm kỉ luật: Xâm phạm các quan hệ lao động và công vụ nhà nước. (thường là vi phạm về thời gian lao động, vi phạm của công nhân, viên chức nhà nước) => Chịu trách nhiệm kỉ luật. - Hình thức xử lý kỷ luật: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Chuyển công tác khác; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc (VI PHẠM NÀO PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐÓ)
- 6. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ĐỘ TUỔI * Hình sự và hành chính - Chịu mọi trách nhiệm pháp lí: đủ 16 tuổi trở lên. - Chịu trách nhiệm do lỗi nặng, cố ý, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. - Dưới 18 tuổi: không có hình phạt tù chung thân hay tử hình, hình phạt cao nhất là 18 năm tù - Dưới 16 tuổi: hình phạt cao nhất là 12 năm tù và đưa vào trường giáo dưỡng.(xử lí người chưa thành niên phạm tội lấy giáo dục là chủ yếu) - Nếu phòng vệ chính đáng mà gây tổn hại cho sức khỏe người bị hại là 31% trở lên mới bị xem là tội phạm
- * Dân sự - Đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi: tuổi chưa thành niên. - Tham gia giao dịch dân sự: đủ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi phải có người đại diện hợp pháp đồng ý. - Từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi: có năng lực hành vi dân sự nhưng chưa đầy đủ. (15 tuổi có thể tham gia các giao dịch dân sự phù hợp, trừ các giao dịch liên quan đến quyền sở hữu – mua xe máy, nhà đất ) + Đủ 15 tuổi có quyền có tài sản riêng và đủ tuổi được lao động. - Dưới 6 tuổi: không có (chưa có) năng lực hành vi dân sự. - Tuổi gọi nhập ngũ (gọi đăng kí nghĩa vụ quân sự): đủ 17 đến 25 tuổi - Tuổi đi nghĩa vụ quân sự: đủ 18 – 25 tuổi.
- BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
- BÀI 3. CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT 1. Bình đẳng trước pháp luật = QUYỀN & NV + TNPL (LÀ CƠ SỞ CHO TẤT CẢ CÁC QUYỀN BÌNH ĐẲNG KHÁC) 2. Về quyền và nghĩa vụ: BĐ trong hưởng quyền và làm nghĩa vụ 3. Về trách nhiệm pháp lí: Vi phạm PL phải chịu TNPL và bị xử lí theo quy định của pháp luật. (TRÁCH NHIỆM = NGHĨA VỤ) 4. Mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. LƯU Ý: Câu dẫn liên quan đến xét xử, xử lí, xử phạt HỎI về BÌNH ĐẲNG chọn đáp án là trách nhiệm pháp lí. HỎI về đặc trưng chọn đặc trưng tính quyền lực, bắt buộc chung.
- BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC * 3 lĩnh vực 1. Quyền bình 2. Quyền bình 3.Quyền bình đẳng trong đẳng trong đẳng trong hôn nhân và Lao động Kinh doanh. gia đình
- BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 4 nội dung: 1- Bình đẳng giữa vợ - chồng. (2 quan hệ: Nhân thân và Tài sản) 2- Bình đẳng giữa cha mẹ - con cái. 3- Bình đẳng giữa ông bà và cháu. 4- Bình đẳng giữa anh, chị, em.
- 1. BÌNH ĐẲNG TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH • Khái niệm: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ - chồng, giữa các thành viên trong gia đình • Nguyên tắc: dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. * Nội dung: (4) - Bình đẳng giữa vợ - chồng: + Trong quan hệ nhân thân: Quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong lựa chọn nơi cư trú. Tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm của nhau. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Tạo điều kiện giúp đỡ phát triển về mọi mặt. Kế hoạch hóa gia đình và nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định
- + Trong quan hệ tài sản: Tài sản chung: có quyền, nghĩa vụ ngang nhau (bàn bạc, thỏa thuận – có trong quá trình hôn nhân) Tài sản riêng: của ai thuộc về người ấy. (có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt TS riêng của mình – TS có trước khi kết hôn hoặc sau khi kết hôn được thừa kế, tặng, cho ) + Bình đẳng giữa cha mẹ - con cái. (cha mẹ đẻ, nuôi, vợ, chồng, cha dượng, mẹ kế – con đẻ, nuôi, dâu, rể) + Bình đẳng giữa ông bà và cháu. (nội – ngoại) + Bình đẳng giữa anh, chị, em. (ruột, nuôi, chị dâu, anh rể)
- 2. BÌNH ĐẲNG TRONG LAO ĐỘNG *Khái niệm: - Bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm kiếm việc làm; - Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động; - Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. 3 nội dung: 1 - Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. 2 - Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. 3 - Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
- * Nội dung: (3) - Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. + Quyền làm việc + Tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng. + Ưu tiên những người có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao. - Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. + HĐLĐ: sự thỏa thuận về việc làm, có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. + Nguyên tắc giao kết: (3)- Tự do, tự nguyện, bình đẳng; - Không trái pháp luật và thỏa ước lao động; - Giao kết trực tiếp.
- - Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. + Cơ hội tiếp cận việc làm. + Tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng. + Bình đẳng tại nơi làm việc. + Ưu tiên lao động nữ ( chế độ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.) * Lưu ý: Lao động việc làm, nghề nghiệp
- 3. BÌNH ĐẲNG TRONG KINH DOANH * Khái niệm: Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức KD, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong KD đều bình đẳng theo quy định của PL. * Nội dung: (5) - Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; - Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm; - Bình đẳng trong khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác cạnh tranh lành mạnh; - Bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh, tìm kiếm thị trường, khách hàng - Bình đẳng về nghĩa vụ: Nộp thuế, KD đúng ngành nghề, bảo vệ môi trường, Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung, Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. * Lưu ý: KD, doanh nghiệp, sản xuất, đầu tư, vốn KTế
- BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO 1. BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC * Khái niệm: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ, tạo điều kiện phát triển. * Nội dung:(3) - Bình đẳng về chính trị: Các dân tộc + Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội; + Quyền bầu cử, ứng cử; + Quyền có đại biểu trong bộ máy nhà nước. * Lưu ý: Bầu cử, ứng cử, tham gia quản lí Chính trị
- - Bình đẳng về kinh tế: + Quan tâm, đầu tư phát triển tất cả các vùng, đặc biệt vùng sâu, xa, dân tộc thiểu số. Vì: Trình độ các vùng chênh lệch về kinh tế, xã hội; Rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số vươn lên. - Bình đẳng về văn hóa, giáo dục: + Quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng; + Giữ gìn, khôi phục, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc tốt đẹp; + Bình đẳng trong hưởng thụ nền giáo dục nước nhà (bình đẳng về cơ hội học tập. (Nghiêm cấm hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc) • Lưu ý: - Tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, truyền thống Văn hóa - Học tập Giáo dục
- 2. BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO * Khái niệm: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. * Nội dung: (3) - Các tôn giáo được nhà nước công nhận bình đẳng trước pháp luật. ( quyền theo hoặc không theo bất kì tôn giáo nào) - Nhà nước bảo đảm các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. (Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng)
- BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN - Có 5 quyền tự do cơ bản: (2 bất; 2 bảo; 1 ngôn) 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. 2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 3. Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. 4. Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 5. Quyền tự do ngôn luận.
- 1. QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ => Bắt, giam, giữ tùy tiện. => Có 3 trường hợp được bắt, giam, giữ người 1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam. (Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền) (Bị can: Người bị khởi tố hình sự của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Bị cáo: Người bị Tòa án đưa ra xét xử) 2. Bắt khẩn cấp (cần bắt ngay). Có 3 trường hợp + Có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. + Có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm. + Khi thấy ở người hoặc chỗ ở có dấu vết của tội phạm Lưu ý: Thời hạn 12 giờ phải có quyết định phê chuẩn. Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định mới có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
- 3. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. (ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, VKS hoặc UBND nơi gần nhất (ĐÂY LÀ QUYỀN TỰ DO CÁ NHÂN QUAN TRỌNG NHẤT)
- 2. QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, NHÂN PHẨM, DANH DỰ - Tính mạng, sức khỏe: => Không được đánh người gây thương tích, làm tổn hại sức khỏe người khác; giết người, đe dọa giết người, làm chết người. - Nhân phẩm, danh dự: Bịa đặt điều xấu, nói xấu, tung tin xấu, xúc phạm để hạ uy tín ( Vừa vi phạm đạo đức vừa vi phạm pháp luật) (QUYỀN TỰ DO THÂN THỂ VÀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI)
- 3. QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở Tự tiện vào, khám chỗ ở người khác => Vi phạm Việc khám xét phải theo đúng trình tự, thủ tục do luật định. 4. QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN, BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN. Tự tiện xem, bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện thoại, điện tín của người khác. Việc kiểm soát phải theo đúng quy định của pháp luật. Vi phạm tùy theo mức độ có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự. (QUYỀN BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ CỦA CÁ NHÂN)
- 5. QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN Phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm, đóng góp ý kiến, kiến nghị, viết bài đăng báo, đề đạt nguyện vọng với đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân (QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN KHÔNG THỂ THIẾU)
- BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ 3 quyền dân chủ cơ bản 1. Quyền bầu 2. Quyền 3. Quyền cử, ứng cử tham gia khiếu nại, vào các cơ quản lí tố cáo quan đại biểu Nhà nước của của nhân dân và xã hội. công dân.
- * Dân chủ trực tiếp: Thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước. * Dân chủ gián tiếp: (Đại diện) Bầu ra người đại diện
- 1. QUYỀN BẦU CỬ, ỨNG CỬ - Hình thức: Dân chủ gián tiếp - Điều kiện bầu cử: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên - Điều kiện ứng cử: Đủ 21 tuổi trở lên - Hạn chế quyền bầu cử: + Bị tước quyền bầu cử + Đang chấp hành án tù + Mất năng lực hành vi dân sự - Hạn chế quyền ứng cử: + Thuộc diện không được bầu cử (không phải học) + Bị khởi tố hình sự, đang chấp hành bản án + Đã chấp hành xong án nhưng chưa xóa án + Đang bị quản chế hành chính
- * NGUYÊN TẮC BẦU CỬ (4) - PHỔ THÔNG: Mọi người đủ 18 tuổi được quyền bầu cử, trừ trường hợp cấm. - BÌNH ĐẲNG: Mỗi cử tri có một lá phiếu với giá trị ngang nhau. - TRỰC TIẾP: Mọi người được tự do, độc lập, trực tiếp lựa chọn đại biểu; trực tiếp bỏ phiếu. - BỎ PHIẾU KÍN: Viết phiếu kín, không ai can thiệp; hòm phiếu kín. * QUYỀN ỨNG CỬ: 2 con đường: + Tự ứng cử + Được giới thiệu ứng cử * Ý nghĩa: Là cơ sở pháp lí hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước
- 2. QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI - Hình thức: Dân chủ trực tiếp - Ở phạm vi cả nước: + Thảo luận, góp ý kiến dự thảo, văn bản luật, Hiến pháp. + Biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý. - Ở phạm cơ sở: ( thôn, xã, phường, địa phương) + Dân biết: Việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. + Dân bàn: Việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết (xây dựng hương ước, quy ước, mức đóng góp xây dựng công trình phúc lợi) + Dân làm: Thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định (quy hoạch, kế hoạch phát triển KT – XH) + Dân kiểm tra: Nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra
- * PHÂN BIỆT QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI VỚI QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN * Quyền tự do ngôn luận (Quyền tự do cơ bản) - Phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình - Viết bài đăng báo - Đóng góp ý kiến, kiến nghị với Đại biểu quốc hội khi tiếp xúc cử tri; xây dựng bộ máy nhà nước; ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai * Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội (Quyền dân chủ cơ bản) - Thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản luật. - Biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý. - Phạm vi: cả nước và cơ sở.
- 3. QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO - Thực thi dân chủ trực tiếp - Khiếu nại: đề nghị xem xét lại quyết định. + Mục đích: Khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người KN + Chủ thể: Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức. - Tố cáo: Báo + Mục đích: Phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật. + Chủ thể: Chỉ cá nhân (chỉ công dân – Bất cứ cá nhân nào) - Các bước giải quyết: 4 bước - Hành vi tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự thì cơ quan Tố tụng (điều tra, kiểm sát, tòa án, Tổng kiểm toán nhà nước) giải quyết. • Ý nghĩa: + Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. + Ngăn chặn việc làm trái pháp luật
- Phân biệt quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân KHIẾU NẠI TỐ CÁO CHỦ THỂ Công dân, cơ quan, tổ chức Công dân (cá nhân) Quyết định hành chính, hành vi hành Hành vi vi phạm pháp luật của bất ĐỐI TƯỢNG chính xâm phạm đến quyền, lợi ích cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. hợp pháp của công dân. Phát hiện, ngăn chặn hành vi trái Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp MỤC ĐÍCH pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của của người khiếu nại. Nhà nước, tổ chức và công dân. NGƯỜI CÓ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm THẨM quyền giải quyết khiếu nại theo quy quyền giải quyết tố cáo theo quy QUYỀN GIẢI định của Luật Khiếu nại. QUYẾT định của Luật Tố cáo. QUY TRÌNH Gồm 4 bước theo quy định của Gồm 4 bước theo quy định của Luật Khiếu nại Luật Tố cáo LĨNH VỰC Hành chính Hành chính và Hình sự ĐIỀU CHỈNH 60
- BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN 3 quyền phát triển 1. Quyền 2. Quyền 3. Quyền học tập sáng tạo. Được phát triển.
- 1. QUYỀN HỌC TẬP * Nội dung: (4) - Quyền học không hạn chế: Từ thấp đến cao (Tiểu học, Trung học, Đại học, Sau đại học); qua thi tuyển và xét tuyển. - Học bất cứ ngành nghề nào: phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện (kĩ sư, bác sĩ, giáo viên ) - Học thường xuyên, suốt đời: + Nhiều hình thức khác nhau (chính quy, GDTX; tập trung, không tập trung; ban ngày, buổi tối, vừa học vừa làm ) + Các loại hình trường lớp khác nhau (quốc lập, dân lập, tư thục, tại chức) - Bình đẳng về cơ hội học tập: không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế (cộng điểm, hỗ trợ học phí )
- 2. QUYỀN SÁNG TẠO Gồm: + Quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học, công nghệ + Quyền sáng tạo các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học; tác phẩm báo chí, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa 3. QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN + Quyền hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ + Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng (Trường hợp đặc biệt, người phát triển sớm về trí tuệ được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định Người có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học)
- BÀI 9 PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC 1. Nội dung của pháp luật về phát triển kinh tế - Quyền tự do kinh doanh: + Tự lựa chọn mặt hàng kinh doanh. + Quy mô lớn nhỏ. + Hình thức tổ chức. - Nghĩa vụ: (5) + KD đúng ngành nghề trong giấy phép và không bị cấm. + Nộp thuế. (QUAN TRỌNG NHẤT) + Bảo vệ môi trường. + Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. + Tuân thủ an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- 2. Nội dung của pháp luật về phát triển xã hội. (5) - Giải quyết việc làm - Xóa đói, giảm nghèo (chương trình 134, 135) - Vấn đề dân số. - Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. - Phòng chống tệ nạn xã hội. 3. Nội dung của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Bảo tồn, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. - Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư, môi trường biển, nước - Quản lí chất thải, khắc phục ô nhiễm
- 4. Nội dung của pháp luật về quốc phòng, an ninh. - Củng cố quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân, nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. - Mọi cơ quan tổ chức và công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia.
- * MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN QUY ĐỊNH TRONG HIẾN PHÁP 2013 - Điều 16: Mọi người bình đẳng trước pháp luật. (là cơ sở cho các quyền bình đẳng khác) - Điều 20: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. (quyền tự do cá nhân quan trọng nhất) - Điều 20: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. (quyền tự do thân thể và phẩm giá con người) - Điều 21: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. (Quyền bí mật đời tư cá nhân) - Điều 22: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. (Quyền riêng tư)
- * MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN QUY ĐỊNH TRONG HIẾN PHÁP 2013 - Điều 25: Quyền tự do ngôn luận. (quyền không thể thiếu) - Điều 27: Quyền bầu cử, ứng cử. (hình thành cơ quan quyền lực nhà nước) - Điều 28: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. - Điều 30: Quyền khiếu nại, tố cáo. - Điều 33: Quyền tự do kinh doanh. - Điều 39: Quyền học tập. - Điều 40: Quyền sáng tạo. - Điều 41: Quyền được phát triển.
- BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Sản xuất của cải vật chất: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. 2. Vai trò: + Cơ sở tồn tại của xã hội. + Quyết định mọi hoạt động của xã hội. 3. Các yếu tố của quá trình sản xuất. - Sức lao động: Năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. Chú ý: Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu) * Lưu ý: SLĐ khác LĐ: SLĐ mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng SLĐ trong hiện thực.
- - Đối tượng lao động: Yếu tố của tự nhiên mà con người tác động vào, biến đổi nó cho phù hợp với mục đích. (ĐTLĐ tự nhiên và nhân tạo) - Tư liệu lao động: Một vật hay hệ thống vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động. (có 3 loại) + Công cụ lao động. + Hệ thống bình chứa. + Kết cấu hạ tầng. Lưu ý: * Các yếu tố cấu thành TLLĐ thì công cụ lao động là quan trọng nhất – là căn cứ để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau. * Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất thì TLLĐ và ĐTLĐ bắt nguồn từ tự nhiên. *Một vật là TLLĐ hay ĐTLĐ tùy thuộc mục đích sử dụng gắn với chức năng nó đảm nhận. - Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất thì con người (sức lao động) là quan trọng và quyết định nhất, vì có tính sáng tạo.
- 4. Phát triển kinh tế: là sự tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội 5. Ý nghĩa của phát triển kinh tế. - Với cá nhân: + Tạo cho mỗi người có việc làm, thu nhập ổn định. + Có cuộc sống ấm no, có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ. + Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần; + Có điều kiện học tập, phát triển toàn diện. - Với gia đình: + Là tiền đề, cơ sở thực hiện chức năng gia đình. + Đảm bảo hạnh phúc ấm no cho gia đình. - Với xã hội: + Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, giảm đói nghèo. + Tạo điều kiện giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, tệ nạn xã hội. + Tiền đề phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, ổn định chính trị, xã hội. + Điều kiện khắc phục tụt hậu về kinh tế.
- BÀI 2: HÀNG HÓA, TIỀN TỆ, THỊ TRƯỜNG 1. Hàng hóa: Sản phẩm của lao động – thỏa mãn nhu cầu con người – thông qua trao đổi, mua bán. (2 dạng: vật thể (hữu hình) và phi vật thể) 2. Hai thuộc tính: Giá trị và giá trị sử dụng. - Giá trị: Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. - Giá trị sử dụng: Công dụng của vật phẩm. * Lưu ý: Giá trị biểu hiện thông qua giá trị trao đổi; giá trị trao đổi biểu hiện bằng tiền của giá trị. 3. Tiền tệ: là Hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung.