Bài giảng Ngữ văn 12 - Văn bản: Thuốc - Phạm Thị Thu Hồng
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 12 - Văn bản: Thuốc - Phạm Thị Thu Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_12_van_ban_thuoc_pham_thi_thu_hong.pptx
Nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 12 - Văn bản: Thuốc - Phạm Thị Thu Hồng
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 THUỐC LỖ TẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM THỊ THU HỒNG
- THUỐC Lỗ Tấn Hiểu được thái độ của Lỗ Tấn trước thực trạng mê muội của người Trung Hoa trước cách mạng Tân Hợi cũng như mong mỏi của tác giả về sự thức tỉnh của họ. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Nắm được đặc sắc cơ bản của truyện ngắn Lỗ Tấn: cô đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng.
- THUỐC LỖ TẤN NỘI DUNG BÀI HỌC PHẦN MỘT: HỆ THỐNG HÓA PHẦN HAI: CÂU HỎI VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN LUYỆN TẬP
- PHẦN MỘT: HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC CƠ BẢN I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Tác giả Lỗ Tấn a. Cuộc đời (1881 – 1936) Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề, cuối cùng chọn văn Tên thật Chu Thụ nghệ khi nhận ra: “Chữa Nhân, quê Chiết bệnh thể xác không quan Giang, Trung Quốc trọng bằng chữa bệnh tinh thần” Được tôn vinh là “linh hồn dân Ông được đề cử là ứng viên giải tộc”, “kĩ sư tâm hồn” của dân Năm 1981, ông được phong tặng thưởng nô ben về văn học tộc. Biểu tượng tâm hồn cao đẹp danh hiệu “Danh nhân văn hóa nhưng ông từ chối của người Trung Hoa thế giới”.
- b. Sáng tác của Lỗ Tấn Tác phẩm tiêu biểu A Quy chinh truyện Gào thét Bàng hoàng Truyện cũ viết theo lối mới Các tạp văn “Nấm mồ”, “Cỏ dại”
- Quan điểm sáng tác dùng ngòi bút để thức tỉnh quốc dân và chữa “bệnh tinh thần” cho họ.
- c. Vị trí văn học sử - Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX. - Là một trong những người tiên phong trăn trở tìm đường “cứu vong cho dân tộc” - Năm 1981, ông được phong tặng danh hiệu “Danh nhân văn hóa thế giới”.
- 2. Tác phẩm THUỐC a. Hoàn cảnh sáng tác - Thuốc được viết năm 1919, đúng lúc cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ. - Hoàn cảnh XH: + Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé, biến thành xã hội nửa phong kiến nửa thuộc địa. +Nhân dân u mê, lạc hậu, an phận chịu nhục → cản trở con đường giải phóng dân tộc. +Cách mạng thì xa rời, không giác ngộ nhân dân. Trung Quốc là “con bệnh trầm trọng”, cần có một phương thuốc để chữa trị. b. Xuất xứ: đăng trên tạp chí “ Tân Thanh Niên” 1919. Sau đó in trong tập “Gào thét” xuất bản năm 1923
- c. Mục đích sáng tác Khi sáng tác truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn chủ trương: tìm một phương thuốc hữu hiệu. Có thể chữa căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa để cứu dân tộc ra khỏi cảnh nô lệ ,lầm than.
- d. Tóm tắt. Thằng Lão Hoa Hai bà mẹ Thuyên Mọi người Bàn luận về Mua thuốc Ăn thuốc “công hiệu” thuốc của thuốc Pháp trường Quán trà lão Hoa Nghĩa địa Đêm thu gần về sáng Buổi sáng mùa xuân
- e. Bố cục -Đoạn 1: Đêm thu gần sáng, lão Hoa đi mua thuốc chữa bệnh cho con. - Đoạn 2: Cảnh vợ chồng lão Hoa cho con uống thuốc (ăn bánh bao tẩm máu người). - Đoạn 3: Cuộc bàn luận trong quán trà vợ chồng lão Hoa về phương thuốc chữa bệnh lao, về Hạ Du. - Đoạn 4: Cảnh một buổi sáng mùa xuân ở nghĩa địa.
- II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người * Hiểu theo nghĩa đen: bánh bao tẩm máu người vào từng thớ bánh và bọc lá sen già nướng. Đó là cách pha chế thuốc rất cầu kì, một thứ thuốc quái đản và man rợ thời trung cổ. Đó là một cách chữa bệnh mê tín dị đoan, không có căn cứ khoa học, là phơi bày một hiện thực ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc =>Thứ thuốc quái gở mà bố mẹ thằng Thuyên áp đặt con mình dùng và mọi người đều tin tưởng đã phản tác dụng, thực chất đó là thứ thuốc độc, đáng báo động. * Tầng nghĩa thứ 2: Thuốc là con đường cần tìm ra để chữa bệnh u mê của quốc dân, người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không phải mãi ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ. Bản thân thế hệ trẻ cũng cần độc lập suy nghĩ, có quyền quyết định tương lai của mình. • Tầng nghĩa 3: Phải tìm ra một phương thuốc để chữa bệnh vô cảm và để cho quần chúng giác ngộ Cách mạng- Cách mạng gắn bó với quần chúng => Do đó, nhan đề “Thuốc” khẳng định phương thuốc để chữa bệnh cho người dân Trung Quốc là phương thuốc chữa bệnh tinh thần.
- 2. Hình ảnh nhà Cách mạng Hạ Du - Hạ Du xuất hiện qua các nhân vật khác: theo lời bác Cả Khang, Hạ Du là con bà Tứ, bị chính chú ruột là cụ Ba tố cáo để lĩnh thưởng - Là một thanh niên sớm giác ngộ cách mạng, có lí tưởng cách mạng rõ ràng, lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập - Hạ Du là người dũng cảm hiên ngang, xả thân vì nghĩa lơn, nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu việc anh làm - Trong con mắt của quần chúng, Hạ Du là “ một thằng khốn nạn, nhãi con, không muốn sống, quân làm giặc, kẻ điên khung, đáng tội chết ” Xa rời quần chúng nhân dân của những người làm cách mạng là căn bệnh cần chữa trị
- 3. Vòng hoa trên mộ Hạ Du và niềm lạc quan của tác giả - Câu hỏi của bà mẹ Hạ Du: “Thế này là thế nào?”, vừa nói lên sự bàng hoàng sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui có người hiểu con mình và hàm chứa đòi hỏi phải có một câu trả lời. - Vòng hoa tưởng niệm, bày tỏ sự cảm phục và nối bước người đã khuất => Thái độ, tình cảm của tác giả : tin tưởng , lạc quan vào tương lai của cách mạng Trung Quốc, khâm phục, tiếc thương trước hành động, nhân cách kiên cường của nhà cách mạng. => Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối, song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan
- 4. Tính dân tộc và sắc thái mới mẻ của truyện sự cô đọng, súc tích truyền thống Trung Hoa: tả mà không Sắc thái mới mẻ của truyện: tả, không tả mà tả Nhan đề tác phẩm, một sự chú ý nghệ thuật, lựa chọn Kết cấu tác phẩm dung dị , trầm lắng thâm thúy của tác giả chứa và sâu sắc đựng nhiều tầng ý nghĩa Cốt truyện đơn giản: Thời gian có sự vận động tìm thuốc, mua thuốc : mùa thu sang mùa xuân- và uống thuốc > lạc quan của tác giả vào tiền đồ cách mạng Không gian truyện dung dị, rất hiện thực: trầm lắng, tĩnh lặng, chất chứa nỗi niềm
- III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Giá trị nội dung 2. Giá trị nghệ thuật Sự u mê, mông muội của quần chúng và bi kịch không được hiểu, không được ủng hộ của người cách Cốt truyện đơn giản, mạng tiên phong. Từ vài ba cảnh, vài ba đó đặt ra câu hỏi nhân vật nhưng có nhức nhối: phải tìm sức gợi được phương thuốc nào đó để chữa bệnh u mê của dân tộc
- IV. LUYỆN TẬP Điều gì khiến Bác Hồ thích đọc Lỗ Tấn? - Giữa Bác Hồ và Lỗ Tấn có sự gặp gỡ nhau ở nhiều phương diện: + Quan điểm nghệ thuật: coi văn chương là vũ khí đấu tranh, giải phóng dân tộc. + Thực hiện lý tưởng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. + Sự đồng điệu giữa hai tâm hồn nghệ sĩ cách mạng
- V. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1.Theo em trong Xã Hội ta hiện nay có hiện tượng chữa bệnh phản khoa học và mê tín dị đoan hay không? Hậu quả của nó? 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn văn: Lỗ Tấn được tôn vinh là (1) Vì nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì .(2) Còn người cách mạng thì “ bôn ba trong chốn quạnh hiu”. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người đã thức tỉnh nhân dân Trung Quốc trước những căn bệnh trầm kha của quốc dân, đó là u mê về khoa học, (3) . Và vô cảm trước đồng loại của mình. (1) A. “Anh hùng dân tộc” B. “ Linh hồn dân tộc” (x) C. “Lãnh tụ dân tộc” (2) A. ‘Thao thức trong đêm dài mùa đông” B. . “Ngủ quên trên chuyến tàu sinh mệnh C. . “ Ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”(x) (3) A. U mê về nghệ thuật B. U mê về chính trị (x) C. . U mê về thời trang