Đề khảo sát chất lượng Lớp 12 (Lần 2) môn Hóa học - Trường THPT Tiên Du số 1 2022-2023 (Có đáp án)

docx 4 trang Nguyệt Quế 04/04/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Lớp 12 (Lần 2) môn Hóa học - Trường THPT Tiên Du số 1 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_lop_12_lan_2_mon_hoa_hoc_truong_thpt.docx
  • docx[H12] Dapan.docx
  • docx[H12] Made 402.docx
  • docx[H12] Made 403.docx
  • docx[H12] Made 404.docx
  • docx[H12] Made 405.docx
  • docx[H12] Made 406.docx
  • docx[H12] Made 407.docx
  • docx[H12] Made 408.docx

Nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng Lớp 12 (Lần 2) môn Hóa học - Trường THPT Tiên Du số 1 2022-2023 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 Ngày thi: /8/2022 Môn: Hóa học Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 40 câu trắc nghiệm) Mã đề 401 Họ và tên thí sinh: Số báo danh : Cho biết : H=1; C=12; O=16; N=14; P=31; S=32; Cl=35,5; Na=23; Mg=24; Al=27; K=39; Ca=40; Mn=55; Cr = 52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137; Pb=207. Các thể tích khí đo ở đktc. Mã đề Câu 1. Cho 2 ml chất lỏng X vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt sau đó thêm từ từ từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp sinh ra hiđrocacbon làm nhạt màu dung dịch brom. Chất X là A. ancol etylic. B. ancol benzylic. C. ancol metylic. D. axit axetic. Câu 2. Cồn sử dụng trong y tế thường gồm ethanol nồng độ 70-90%, phụ gia là nước và một số chất hỗ trợ khác. Nếu chẳng may uống phải ethanol, hậu quả cũng như ngộ độc rượu, có thể bị bỏng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trên thị trường có thể có cồn sát trùng giả làm từ methanol. Rượu giả - rượu có pha cồn methanol có độc tính cao, gây hại cho người trực tiếp uống, sử dụng, dễ tấn công não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác, khi ngộ độc thường gây nôn ói, mù mắt, thường mù vĩnh viễn, có thể gây chết người. Công thức của methanol là A. CH3COOH. B. CH3OH. C. C2H5OH. D. HCHO. Câu 3. Công thức hóa học nào sau đây là của 1 loại phân đạm? A. (NH2)2CO. B. Ca3(PO4)2. C. Ca(H2PO4)2. D. K2SO4. Câu 4. Khi cho Cu tác dụng với HNO3 loãng thấy sinh ra khí không màu, bị hóa nâu trong không khí. Công thức của chất khí đó là A. N2. B. H2. C. NO2. D. NO. Câu 5. Tên gọi của hợp chất CH3-CHO là A. etanol. B. anđehit fomic. C. axit axetic. D. anđehit axetic. Câu 6. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh? A. Ca(OH)2, HNO3, H3PO4, Cu(NO3)2. B. KCl, H2O, H2SO4, MgCl2. C. H2S, NaCl, NaOH, HNO2. D. KNO3, HNO3, Ba(OH)2, Na3PO4. Câu 7. Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm: X là khí nào sau đây Trang 1/4 - Mã đề thi 401
  2. A. CO2. B. HCl. C. N2. D. NH3. Câu 8. Cho m gam Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được 6,72 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 22,4. B. 5,6. C. 11,2. D. 2,8. Câu 9. Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. NaOH, Na, CaCO3. B. NaOH, Cu, NaCl. C. Na, NaCl, CuO. D. Na, CuO, HCl. Câu 10. Nhiệt phân hoàn toàn 75 gam CaCO3 thu được V lít CO2. Giá trị của V là A. 6,72. B. 2,24. C. 16,8. D. 44,8. Câu 11. Cho m gam phenol tác dụng hoàn toàn với dung dịch Brom dư thì thu được 66,2 gam kết tủa trắng. Giá trị của m là A. 18,6. B. 9,4. C. 9,3. D. 18,8. Câu 12. Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa 8,34 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe 3O4, Fe2O3 đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy tạo ra 8 gam kết tủa. Khối lượng Fe thu được là A. 6,07 gam. B. 7,06 gam. C. 7,60 gam. D. 6,70 gam. Câu 13. Cặp chất không xảy ra phản ứng trong dung dịch là A. KHCO3 và HNO3. B. KNO3 và CaCl2. C. AlCl3 và NH3. D. NH4Cl và NaOH. Câu 14. C2H4 và C2H2 đều phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. Br2. B. AgNO3/NH3 dư. C. KCl. D. NaOH. Câu 15. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng ankan? A. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12. B. CH4, C2H6, C4H10, C5H12. C. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8. D. CH4, C2H2, C3H4, C4H10. 0 Câu 16. Khi cho butilen tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t ) thì sản phẩm thu được là A. C4H8. B. C3H8. C. C2H6. D. C4H10. Câu 17. Đất đèn là loại hóa chất thường được dùng để giấm, ủ các loại trái cây. Khi đất đèn tác dụng với nước sẽ sinh ra axetilen còn gọi là “khí đá”, khí này có tác dụng kích thích những trái cây mau chín hơn. Tuy nhiên, việc ủ trái cây bằng cách này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn cho người sử dụng. Công thức phân tử của axetilen là A. C2H6. B. CH4. C. C2H2. D. C2H4. Câu 18. Cho propin phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có hiện tượng gì? A. Không hiện tượng. B. kết tủa màu trắng bạc. C. Mất màu dung dịch. D. kết tủa màu vàng nhạt. Câu 19. Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy? A. Nước. B. Vôi tôi. C. Muối ăn. D. Giấm ăn hoặc chanh. Câu 20. Cho 8,96 lít hỗn hợp propan và propilen đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 4,2 gam. Số mol propan trong hỗn hợp là A. 0,3. B. 0,05. C. 0,4. D. 0,1. Câu 21. Cho dãy các chất: anđehit axetic, axetilen, axit fomic, axit axetic, metyl axetat. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Trang 2/4 - Mã đề thi 401
  3. Câu 22. Dung dịch X có chứa HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M. Giá trị pH của dung dịch X là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 23. Chất nào sau đây có một liên kết đôi trong phân tử? A. Benzen. B. Metan. C. Etilen. D. Axetilen. Câu 24. Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là A. than hoạt tính. B. muối ăn. C. thạch cao. D. đá vôi. Câu 25. Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CaC2. B. CaCO3. C. CH3COOH. D. CO. Câu 26. Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được A. CH3OH B. CH3COOH C. HCOOH D. CH3CH2OH Câu 27. Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là loại liên kết A. hiđro. B. cộng hóa trị. C. ion. D. kim loại. Câu 28. Nhiệt phân muối nitrat nào sau đây tạo ra muối nitrit kim loại A. Mg(NO3)2. B. AgNO3. C. KNO3. D. Cu(NO3)3. Câu 29. Phản ứng nào sau đây không phải là tính chất hoá học đặc trưng của Stiren? A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng thế Br2 (dd H2O) vào vòng benzen. C. Phản ứng cộng H2 vào vòng benzen và vào liên kết C=C ngoài vòng thơm. D. Phản ứng oxi hoá bởi KMnO4. Câu 30. Công thức đơn giản nhất của benzen là A. CH. B. C6H6. C. C2H2. D. CH4. Câu 31. Hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol. Cho a gam X tác dụng với natri dư thu được 3,36 lit khí H2. Mặt khác, cho X tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 1M thì thấy phản ứng vừa đủ. Giá trị của a là A. 23,4. B. 14,0. C. 18,6. D. 9,2. Câu 32. Dẫn 0,45 mol hỗn hợp gồm khí CO2 và hơi nước qua cacbon nung đỏ thu được 0,7 mol hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho toàn bộ X vào dung dịch chứa 0,06 mol NaOH và a mol Ba(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch Y. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết Y vào 100 ml dung dịch HCl 0,6 M thu được 0,04 mol khí CO2. Giá trị của a là A. 0,08. B. 0,16. C. 0,10. D. 0,06. Câu 33. Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 15,12. B. 25,92. C. 30,24. D. 21,60. Câu 34. Đun sôi hỗn hợp X gồm 34,5 gam ancol etylic và 36 gam axit axetic với xúc tác H 2SO4 đặc. Kết thúc phản ứng thu được 35,2 gam etylaxetat. Hiệu suất phản ứng este hóa là A. 65,00%. B. 52,00%. C. 50%. D. 66,67%. Câu 35. Phương trình hoá học nào sau đây sai? xt:Pt,t0 A. 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O. to B. NaNO3 rắn+ H2SO4 đặc, nóng HNO3+ NaHSO4. to C. P + O2 dư P2O3. to D. C + CO2  2CO. Trang 3/4 - Mã đề thi 401
  4. Câu 36. Lấy 200 ml dung dịch gồm KOH 2M và NaOH 1M tác dụng hết với V ml dung dịch H3PO4 2M thu được dung dịch X. Cô cạn thu được 43,12 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là A. 120. B. 336. C. 240. D. 168. Câu 37. Đốt m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Mg, Zn trong oxi thu được 25,7 gam hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan hết Y bằng dung dịch HNO 3 đặc nóng dư thu được 17,92 lit khí NO2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Z chứa 88,1 gam muối và khí SO2. Biết rằng NO2 và SO2 là các sản phẩm khử duy nhất của HNO3 và H2SO4. Giá trị của m là A. 26,5. B. 20,1. C. 23,3. D. 20,9. Câu 38. Cho các phát biểu sau: (1) Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. (2) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen. (3) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một. (4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2. (5) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ. (6) Phương pháp hiện đại để sản xuất CH3CHO là oxi hóa không hoàn toàn etilen. (7) Phenol, axit axetic, CO2 đều phản ứng được với NaOH. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 5. C. 7. D. 4. Câu 39. Cho các phát biểu sau: (1) Natri hiđrocacbonat được dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. (2) Kim cương là kim loại cứng nhất. (3) Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa, sau đó kết tủa tan. (4) Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa trắng. (5) Axit cacbonic rất kém bền và là một axit hai nấc. (6) “Nước đá khô” (CO2 rắn) dùng để chế tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. (7 Nung nóng AgNO3 thu được kim loại. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 40. Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY<MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Phần trăm khối lượng của axit X trong hỗn hợp trên là A. 48,6%. B. 29,6%. C. 42,6%. D. 29,9%. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 401