Đề khảo sát chất lượng Lớp 12 (Tháng12) môn Ngữ văn - Cụm trường THPT Bắc Ninh 2022-2023 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Lớp 12 (Tháng12) môn Ngữ văn - Cụm trường THPT Bắc Ninh 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_khao_sat_chat_luong_lop_12_thang12_mon_ngu_van_cum_truong.doc
Nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng Lớp 12 (Tháng12) môn Ngữ văn - Cụm trường THPT Bắc Ninh 2022-2023 (Có đáp án)
- SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 CỤM CỤM TRƯỜNG THPT ĐỢT THÁNG 12, NĂM 2022 Bài thi: NGỮ VĂN Ngày thi: /12/2022 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Con người khát khao muốn nắm quyền kiểm soát - đó là cách ta tồn tại. Đó là một cơ chế sống còn từ thời con người còn cư ngụ trong hang đá. Ta cần sự chắc chắn, và bất cứ điều gì không chắc chắn sẽ khiến ta bất an. Tuy nhiên khả năng lãnh đạo cũng liên quan đến khả năng thành công ngay cả trong lúc đối diện với sự bấp bênh. Đó là hành động chạy đến, chứ không phải chạy trốn, những điều xa lạ và đáng sợ. Khả năng lãnh đạo còn bao hàm cả việc dám thử những điều mới mẻ. Thật dễ dàng khi ăn cùng một loại thức ăn mỗi ngày. Nhưng nếu không thử món mới, bạn sẽ đánh mất cơ hội khám phá món ăn khoái khẩu của mình. Thật dễ dàng kết giao với cùng những con người đó và nói cùng những chuyện đó mỗi ngày. Nhưng nếu không mở rộng cộng đồng của mình, bạn sẽ đánh mất cơ hội gặp gỡ những người bạn mới Thế nên tôi mời bạn xem mỗi ngày như một sân ga để làm phong phú cho cuộc sống bằng nhiều cuộc phiêu lưu, đam mê và năng lượng hơn, bằng cách thêm vào đó nhiều điều mới mẻ. Hãy nghe một bài nhạc rock nếu bạn chỉ thích nghe dòng nhạc cổ điển. Hãy ăn một món chay nếu bạn thường ăn món mặn. Hãy đọc báo Giải trí nếu bạn thường đọc báo Doanh nhân. Cả một thế giới to lớn và thú vị ngoài kia. Thế giới đó chờ bạn đón nhận. (Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma ,Phạm Anh Tuấn dịch, NXB Trẻ) Thực hiện các yêu cầu : Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả mời bạn xem mỗi ngày như một sân ga nhằm mục đích gì? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Hãy nghe một bài nhạc rock nếu bạn chỉ thích nghe dòng nhạc cổ điển. Hãy ăn một món chay nếu bạn thường ăn món mặn. Hãy đọc báo Giải trí nếu bạn thường đọc báo Doanh nhân”. Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Khả năng lãnh đạo còn bao hàm cả việc dám thử những điều mới mẻ? Vì sao? Câu II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩa về ý nghĩa của việc dám làm những điều mới mẻ. Câu 2. (5.0 điểm) Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sống ta (Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng-Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB GD, 2016, tr118-119) Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
- CỤM THPT ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Bài thi: NGỮ VĂN Câu Ý Nội dung Điểm I Đọc-hiểu 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Phương thức nghị luận 0.75 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - HS trả lời sai: 0,0 điểm. 2 Tác giả mời bạn xem mỗi ngày như một sân ga: 0,75 + để làm phong phú cho cuộc sống bằng nhiều cuộc phiêu lưu, đam mê và năng lượng hơn, bằng cách thêm vào đó nhiều điều mới mẻ. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - HS trả lời thiếu từ, cụm từ: 0,5 điểm. - HS trả lời sai: 0,0 điểm 3 - Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc (Hãy . nếu ) 1.0 - Tác dụng: + Nhấn mạnh, cụ thể hóa những điều mới mẻ mà bạn cần làm để thay đổi cuộc sống của bạn, để bạn có thể cảm nhận được nhiều điều thú vị của thế giới bên ngoài + Tạo nhịp điệu thôi thúc, giục giã, làm cho câu văn giàu hình ảnh, sinh động, cụ thể hơn. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 1.0 điểm. - HS trả lời được 02 ý: 0,75 điểm. - HS trả lời được 01 ý: 0,5 điểm 4 - HS bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/không đồng tình/đồng 0.5 tình một phần - Lí giải hợp, thuyết phục. Ví dụ có thể lựa chọn đồng tình theo hướng sau: dám thử những điều mới mẻ cho thấy trí tuệ, bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, sự vượt trội trong tư duy, tầm nhìn Đó là là những điều cần có ở một người lãnh đạo. Người lãnh đạo không thể là một con người bình thường, chỉ làm được những điều mà người bình thường cũng làm được Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,5 điểm. II Làm văn 7.0 1 Viết đoạn văn về: ý nghĩa của việc dám làm những điều mới mẻ. 2.0 a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
- b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc dám làm những 0.25 điều mới mẻ. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc dám làm những điều mới mẻ theo hướng sau: - Làm những điều mới mẻ là làm những điều trước đây bản thân chưa từng làm, chưa từng trải qua. Thực chất là quá trình mỗi người tự phá bỏ những thói quen cũ trong cuộc sống. - Việc dám làm những điều mới mẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hành trình trưởng thành của mỗi người: làm cho cuộc sống của bạn trở nên phong phú, thú vị hơn, giúp bạn có thêm những hiểu biết về cuộc sống xung quanh; giúp mỗi người khám phá được năng lực, giá trị của chính mình để có những lựa chọn đúng đắn và sáng suốt cho tương lai; giúp mỗi người dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công. Không dám thay đổi, cuộc sống của mỗi người sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích; không cảm nhận được sự thú vị của cuộc sống Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm) - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm) - Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d.Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện sâu sắc suy nghĩ về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 2 Phân tích đoạn thơ và nhận xét cách cảm nhận về đất nước của 5.0 Nguyễn Khoa Điềm. a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: 0.25 Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: nội dung và nghệ thuật của đoạn 0.5 thơ; cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm * Vài nét về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích 0.5
- - Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ; thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân. - Đất Nước thuộc phần đầu chương V, trường ca Mặt đường khát vọng; là một trong những đoạn đặc sắc, thể hiện những cảm nhận riêng, độc đáo của nhà thơ về đất nước. 1.75 * Phân tích đoạn thơ Về nội dung: - Phát hiện mới từ không gian địa lý: nhân dân là người làm nên những danh lam thắng cảnh; thiên nhiên đất nước trở nên thiêng liêng, gần gũi hơn khi có sự hoá thân của nhân dân. + Những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu của đất nước, in đậm dấu ấn tâm hồn, lối sống nhân dân. + Nhân dân – những con người bình dị, vô danh – đã hoá thân vào đất nước; mỗi người lặng lẽ góp phần mình làm nên vẻ kì thú của thiên nhiên và bề dày của truyền thống. - Khái quát về đất nước với những suy ngẫm có tính triết lí sâu sắc: + Từ thiên nhiên đất nước, suy ngẫm về vẻ đẹp tâm hồn của con người, lịch sử Việt Nam. 0.5 + Từ những cuộc đời, những hoá thân cụ thể, nhận thức sâu hơn về mối quan hệ gắn bó giữa thiên nhiên và con người, giữa đất nước và nhân dân. - Chủ thể trữ tình bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên kì thú, về những truyền thống quý báu của dân tộc; thể hiện niềm trân trọng và ngưỡng mộ trước những đóng góp lớn lao của nhân dân. Về nghệ thuật: 0.25 + Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc; sử dụng sáng tạo thể thơ tự do với sự biến đổi linh hoạt của âm hưởng, nhịp điệu; biện pháp liệt kê, trùng điệp; + Sử dụng linh hoạt chất liệu truyện kể dân gian, chất liệu văn hoá 0.5 dân tộc để sáng tạo hình ảnh và thể hiện cách cảm nhận độc đáo về đất nước; cách triển khai ý thơ đi từ cụ thể đến khái quát phù hợp với các suy tưởng chính luận. + Ngôn ngữ gần gũi với đời sống mà vẫn mới mẻ; hình ảnh quen thuộc, gợi mở nhiều liên tưởng sâu sắc. Đánh giá chung: - Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” là đóng góp mới mẻ, độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về đề tài đất nước; qua đó khơi dậy niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước.
- - Đoạn thơ thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm. *Nhận xét cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. - Cách cảm nhận về đất nước: Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận đất nước là mối quan hệ hài hòa, thống nhất các phương diện lịch sử, địa lí, văn hóa trong mối liên hệ gắn bó với nhân dân; thiên nhiên đất nước trở nên thiêng liêng gần gũi hơn khi có sự hóa thân của nhân dân, in dấu tâm hồn, lối sống nhân dân. - Nhận xét: đây là quan niệm mới mẻ, sâu sắc thể hiện cái nhìn có chiều sâu và phát hiện riêng của nhà thơ về đất nước; góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc ở thế hệ trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam thời chống Mĩ, đồng thời khơi gợi tình yêu, trách nhiệm với đất nước của tuổi trẻ hôm nay. d.Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện sâu sắc suy nghĩ về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10.0 Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, chấp nhận cả những cách khác với đáp án, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Hết