Đề khảo sát Khối 12 môn Giáo dục công dân (Lần 1) - Trường THPT Gia Bình số 1 2022-2023 (Có đáp án)

doc 4 trang Nguyệt Quế 05/01/2025 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát Khối 12 môn Giáo dục công dân (Lần 1) - Trường THPT Gia Bình số 1 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_khoi_12_mon_giao_duc_cong_dan_lan_1_truong_thpt.doc
  • xlsĐáp án GDCD - lần 1.xls
  • docGDCD 209.doc
  • docGDCD 357.doc
  • docGDCD 485.doc

Nội dung tài liệu: Đề khảo sát Khối 12 môn Giáo dục công dân (Lần 1) - Trường THPT Gia Bình số 1 2022-2023 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI KHẢO SÁT KHỐI 12 - LẦN 1 TRƯỜNG THPT GIA BÌNH SỐ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ngày thi: 30/10/2022 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 40 câu trắc nghiệm) Mã đề: 132 Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Xử phạt khi có hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước được áp dụng với người có hành vi vi phạm A. dân sự. B. kỉ luật. C. hình sự. D. hành chính. Câu 2: Hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể nào dưới đây không phải là áp dụng pháp luật? A. Công dân kinh doanh không đúng ngành nghề ghi trong giấy phép. B. Giám đốc điều chuyển nhân viên vì không đáp ứng yêu cầu công việc. C. Cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe máy sử dụng điện thoại. D. Tòa án ra quyết định thuận tình ly hôn. Câu 3: Công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 4: Trong giờ nghỉ trưa, anh K đi liên hoan cùng các bạn học cũ. Do uống hơi nhiều rượu và để kịp về cơ quan làm việc buổi chiều, anh K đã điều khiển xe ô tô vượt đèn đỏ và đâm vào xe máy của chị P khiến chị P bị ngã gãy tay và xe máy của chị bị hỏng. Nhận được tin báo, chồng chị P là anh H tự ý bỏ cuộc họp tại Sở X và đến hiện trường vụ tai nạn. Thấy vợ bị thương, anh H bực tức đập vỡ kính xe ô tô của anh K. Đúng lúc đó, anh S là em trai của anh K đi ngang qua liền xông vào đánh anh H. Sau khi nghe toàn bộ sự việc, ông Q là chú của chị P đã buộc thôi việc anh S. Những ai dưới đây vừa chịu trách nhiệm dân sự vừa chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Anh S, anh K và anh H. B. Anh K và anh H. C. Anh K và anh S. D. Anh K, anh H, ông Q. Câu 5: Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều phải A. kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí. B. nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên. C. tuyển dụng chuyên gia cao cấp. D. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm. Câu 6: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Hỗ trợ người khuyết tật. B. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. C. Lựa chọn hình thức kinh doanh. D. Vận chuyển hàng cứu trợ. Câu 7: Bà L đã đóng các loại thuế đầy đủ theo quy định của nhà nước và ủng hộ 5 tỉ đồng cho Quỹ Khuyến học của tỉnh P. Bà L đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật và phổ biến pháp luật. Câu 8: Cục thông tin và truyền thông đã quyết định xử phạt việc chị T có hành vi đăng tải lên trang cá nhân những thông tin trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhận thức và hành vi của trẻ nhỏ. Việc làm của Cục thông tin và truyền thông thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính kỉ luật nghiêm minh. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. Câu 9: Ông X là chủ một quán Karaoke thuê anh T và anh K trang trí phòng hát để tổ chức sinh nhật cho khách hàng là anh Q. Khi anh Q tự ý đốt pháo sáng đã gây cháy nổ trong phòng hát. Do cơ sở kinh doanh của ông X không đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy nên vụ cháy lan rộng sang nhà hàng xóm. Anh Q tìm cách thoát ra ngoài, anh T trợ giúp người bị nạn, anh K quay lại video. Vụ cháy khiến 3 nhân viên của quán hát tử vong. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự? A. Ông X và anh Q. B. Anh T, anh K và ông X. C. Anh Q và anh K. D. Anh K, anh Q và ông X. Câu 10: Theo quy định của pháp luật, vợ chồng giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. lao động. B. tình cảm. C. nhân thân. D. gia đình. Câu 11: Công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Đăng kí giấy phép lái xe. B. Từ chối đốt pháo ngày Tết. C. Bảo vệ quốc phòng, an ninh. D. Lựa chọn ngân hàng gửi tiền. Câu 12: Ông X là giám đốc, chị M và chị H là nhân viên cùng làm việc tại công ti G. Biết chuyện chị M làm sai lệch chứng từ tài chính của công ty, chị H đã báo cho ông X biết. Sau khi xác minh sự việc, ông X đã ra quyết định kỉ luật đối với chị M. Tức giận, chị M tố cáo với cơ quan chức năng cửa hàng kinh doanh của chồng chị H là anh Q bán hàng không rõ nguồn gốc. Sau khi kiểm tra, ông T là cán bộ có thẩm quyền đã xử phạt đối với cơ sở kinh doanh của anh Q. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật? A. Anh Q, chị H và chị M. B. Chị M và anh Q. C. Chị H, ông X và ông T. D. Ông X và ông T. Câu 13: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng. B. che dấu hành vi bạo lực. C. biện pháp kế hoạch hóa gia đình. D. ngăn cản mọi nghi lễ tôn giáo. Câu 14: Vì chồng là anh M ngăn cản việc mở trường mầm non tư thục nên chị A đã tự ý sử dụng toàn bộ số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để cùng bạn là chị H đầu tư mua bất động sản. Biết chuyện, anh M đã xúc phạm và đánh chị A bị thương. Anh M và chị A cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây? A. Hôn nhân và gia đình. B. Hợp tác và đầu tư. C. Lao động và công vụ. D. Kinh doanh và tài chính. Câu 15: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về A. kinh tế. B. nghĩa vụ. C. quyền công dân. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 16: Anh M là một chủ cơ sở sản xuất đã làm giả hồ sơ thành lập công ty để lôi kéo chị D góp vốn với mục đích chiếm đoạt tài sản của chị. Sau khi nhận được 1 tỉ đồng góp vốn của chị D, anh M bí mật đem theo toàn bộ số tiền đó bỏ trốn nên chị D đã tố cáo toàn bộ sự việc này với cơ quan chức năng. Anh M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Dân sự và hành chính. B. Hình sự và dân sự. C. Hình sự và hành chính. D. Hành chính và kỉ luật. Câu 17: Thực hiện pháp luật là hành vi A. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức. B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức. C. hợp pháp của cá nhân trong xã hội. D. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức. Câu 18: Anh T đến cửa hàng điện thoại của chị H nhờ chuyển 10 triệu đồng vào tài khoản của anh rồi đưa tiền mặt cho chị H. Sau khi chị H chuyển tiền xong, anh T lập tức chạy ra ngoài nhảy lên xe máy của anh K đang nổ máy chờ sẵn rồi tẩu thoát. Chị H đến cơ quan công an trình báo. Sau khi tiếp nhận tin báo, cơ quan công an đã điều tra, xác minh và tìm ra hai đối tượng lừa đảo trên, chị H được trả lại số tiền đã mất. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện là phương tiện để công dân Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. A. yêu cầu pháp luật trừng trị kẻ phạm tội. B. bảo vệ các quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm. C. thực hiện được ý định của mình. D. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Câu 19: Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích của A. áp dụng pháp luật. B. giáo dục pháp luật C. trách nhiệm pháp lí. D. thi hành pháp luật. Câu 20: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào dưới đây là không tuân thủ pháp luật? A. Không chấp hành nội quy về an toàn lao động. B. Kinh doanh không đúng ngành nghề ghi trong giấy phép. C. Chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn. D. Kết hôn với người có họ trong phạm vi 3 đời. Câu 21: Anh S có một cửa hàng ăn nằm ở mặt đường phố Y. Do lượng khách ra vào quán đông, quán lại không có chỗ gửi xe, anh S quyết định lấy 15 m 2 hè phố trước cửa hàng làm nơi để xe cho khách. Trong trường hợp này, anh S phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hành chính. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Kỉ luật. Câu 22: Công an huyện X bắt quả tang anh T và chị K đang có hành vi buôn bán trái phép bộ phận của động vật quý hiếm tại quán cà phê Z. Qua đó, thu giữ 2 bao tải dứa màu trắng, bên trong mỗi bao tải có 8 chiếc chi của loài Gấu ngựa. Trong trường hợp này, anh T và chị K không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 23: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm pháp lý là A. bình đẳng về trách nhiệm. B. bình đẳng trước pháp luật. C. ngang bằng về quyền. D. đáp ứng mọi sở thích. Câu 24: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng A. tiềm lực tài chính quốc gia. B. quyền lực nhà nước. C. tính tự giác của nhân dân. D. sức mạnh chuyên chính. Câu 25: Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục khẳng định: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính thống nhất pháp lý. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 26: Khái niệm nào dưới đây là quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm? A. Đạo đức. B. Kinh tế. C. Pháp luật. D. Chính trị. Câu 27: Người đủ năng lực trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật vi phạm dân sự khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tổ chức nhập cảnh trái phép. B. Chiếm đoạt quyền tác giả. C. Chia rẽ nội bộ cơ quan. D. Lấn chiếm hành lang giao thông. Câu 28: Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính cưỡng chế. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. Câu 29: Hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm A. hành chính. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hình sự. Câu 30: Công dân thi hành pháp luật khi chủ động thực hiện hành vi nào sau đây? A. Bí mật sàng lọc giới tính. B. Đăng kí thử nghiệm vacxin. C. Bảo vệ chủ quyền quốc gia. D. Tạo lập chứng cứ vụ án. Câu 31: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được thể hiện ở việc người vợ hoặc người chồng đều có quyền nào sau đây? A. Lựa chọn giới tính khi sinh con. B. Độc lập sử dụng tài sản riêng. C. Tự ý bán tài sản chung. D. Hủy bỏ quan hệ huyết thống. Câu 32: Một trong những dấu hiệu để xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm phải có A. năng lực trách nhiệm pháp lí. B. hiểu biết về pháp luật. C. khả năng bồi thường. D. luật sư bào chữa. Câu 33: Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Bảo vệ môi trường. B. Xây dựng nguồn quỹ xã hội. C. Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến. D. Thay đổi địa bàn cư trú. Câu 34: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tham gia tuyên truyền chống phá nhà nước. B. Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. C. Tự ý thay đổi hình dáng của xe gắn máy. D. Làm mất hàng hóa của khách khi vận chuyển. Câu 35: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nào sau đây có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn? A. Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh. B. Ủy ban nhân nhân xã, phường, thị trấn. C. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. D. Tòa án nhân dân các cấp. Câu 36: Việc làm nào sau đây thể hiện pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội? A. Đăng kí tham gia xét tuyển nhân sự. B. Kiểm soát phương tiện cơ giới đường bộ. C. Khiếu nại chất lượng sản phẩm hàng hóa. D. Tố cáo hành vi cho vay nặng lãi. Câu 37: Hình thức thực hiện pháp luật nào quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 38: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào sau đây? A. Tài sản và sở hữu. B. Dân sự và xã hội. C. Nhân thân và lao động. D. Nhân thân và tài sản. Câu 39: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây không thể hiện bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh của công dân? A. Bảo vệ tài nguyên, môi trường. B. Kinh doanh đúng nghề đã đăng kí. C. Thực hiện nghĩa vụ tài chính. D. Xây dựng quỹ phúc lợi xã hội. Câu 40: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền A. chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. B. sở hữu, sử dụng, định đoạt. C. bán hay cho thuê. D. sử dụng hay bán. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 132