Đề ôn tập số 1 Kì thi TN THPT năm 2024 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

docx 10 trang Nguyệt Quế 18/04/2025 70
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 1 Kì thi TN THPT năm 2024 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_so_1_ki_thi_tn_thpt_nam_2024_mon_sinh_hoc_so_gddt.docx

Nội dung tài liệu: Đề ôn tập số 1 Kì thi TN THPT năm 2024 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) * Giáo viên ra đề: Trần Thị Loan. Đơn vị công tác: Trường THPT Tiên Du số 1. * Giáo viên thẩm định: Võ Thị Năm Đơn vị công tác: Trường THPT Yên Phong 1. Câu 81: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng trong mô thực vật? A. K. B. N. C. Fe. D. P. Câu 82: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín và hô hấp bằng phổi? A. Thủy tức. B. Châu chấu. C. Giun đất. D. Cá sấu. Câu 83: Trong các phân tử sau, phân từ nào trực tiếp làm khuôn cho quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptít? A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. Câu 84: Ở một loài, có số lượng NST lưỡng bội 2n = 20. Số lượng NST ở thể một là A. 19. B. 21. C. 10. D. 22. Câu 85: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ cần sự xúc tác của enzim nào sau đây? A. Ligaza. B. ARN polimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. Restrictaza. Câu 86: Trong mô hình Operon Lac của vi khuẩn E. coli có bao nhiêu gen cấu trúc? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 87: Sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong quá trình hình thành một kiểu hình đượcgọi là A. Tương tác gen. B. Trội–lặn hoàn toàn. C. Tác động đa hiệu của gen. D. Thường biến. Ab Câu 88: Cơ thể có kiểu gen giảm phân xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, hai loại giao tử liên kết là aB A. Ab và ab. B. Ab và aB. C. AB và ab. D. AB và aB. Câu 89: Động vật nào sau đây có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con đực là XX? A. Mèo. B. Ruồi giấm. C. Chim bồ câu. D. Ngựa vằn. Câu 90: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,6. Tỉ lệ kiểu gen Aa là bao nhiêu? A. 0,48. B. 0,16. C. 0,32. D. 0,36. Câu 91: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả hai loài? A. Nuôi cấy mô, tế bào. B. Cấy truyền phôi. C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Lai tế bào xôma. Câu 92: Giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt nên quá trình chín của quả bị chậm lại. Đây là thành tựu của phương pháp tạo giống nào? A. Công nghệ gen. B. Công nghệ tế bào. C. Cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính. Câu 93: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về A. Cơ quan tương đồng. B. Cơ quan tương tự. C. Cơ quan thoái hóa. D. Bằng chứng tế bào học. Câu 94: Theo quan niệm hiện đại, quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi A. Chi mới xuất hiện. B. Loài mới xuất hiện. C. Họ mới xuất hiện. D. Ngành mới. Câu 95: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa kèm đa bội thường xảy ra ở nhóm sinh vật nào sau đây? A. Ếch nhái. B. Dương xỉ. C. Vi khuẩn lam. D. Nấm. Câu 96: Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường gọi là A. Kích thước tối đa. B. Kích thước của quần thể. C. Mật độ cá thể. D. Kích thước tối thiểu. Câu 97: Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh? A. Nhiệt độ. B. Đàn chuột. C. Giun kí sinh. D. Ong mắt đỏ. Câu 98: Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào năm 2002 đã xua đuổi và giết chết rất nhiều sinh vật rừng là ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể
  2. A. Không theo chu kì. B. Theo chu kì nhiều năm. C. Theo chu kì tuần trăng. D. Theo chu kì mùa. Câu 99: Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ là biểu hiện của mối quan hệ A. cộng sinh. B. kí sinh -vật chủ. C. hội sinh. D. hợp tác. Câu 100: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào? A. Quan hệ hỗ trợ. B. Cạnh tranh khác loài. C. Kí sinh cùng loài. D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 101: Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2? A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Ca(OH)2. C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch H2SO4. Câu 102: Một trong các nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp ở người là do người bệnh thường xuyên ăn chất nào dưới đây với nồng độ cao trong khẩu phần ăn? A. NaCl. B. Vitamin A. C. Rau xanh. D. Protêin. Câu 103: Một đột biến điểm có thể làm giảm ít nhất bao nhiêu liên kết hiđrô? A. 2 liên kết. B. 3 liên kết. C. 1 liên kết. D. 0 liên kết. Câu 104: Cá thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân sinh ra tối đa số loại giao tử là A. 4. B. 16. C. 32. D. 8. Câu 105: Ở kì sau của nguyên phân, trong tế bào sinh dưỡng của một đột biến lệch bội dạng thể một nhiễm có 38 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài này là: A. 2n = 19. B. 2n = 20. C. 2n = 39. D. 2n = 18. Ab Câu 106: Quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen đã tạo ra giao tử AB = 20%. Tần số hoán vị aB gen giữa 2 gen này là A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 20%. Câu 107: Ở người bệnh máu khó đông là do alen lặn gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định. Có bao nhiêu kiểu gen quy định người mắc bệnh? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. B B B Câu 108: Phép lai P: AaX X × AaX Y, thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F1 có số cá thể mang kiểu hình trội 2 tính trạng chiếm tỉ lệ A. 12,5%. B. 75%. C. 50%. D. 25%. Câu 109: Trứng nhái khi được thụ tinh bằng tinh trùng cóc sẽ tạo thành hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. Đây là hiện tượng A. Cách li tập tính. B. Cách li trước hợp tử. C. Cách li cơ học. D. Cách li sau hợp tử. Câu 110: Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau: Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ: A. Ký sinh và ức chế cảm nhiễm. B. Cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi. C. Hợp tác và hội sinh. D. Ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác. Câu 111: Khi nói về diễn thế, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã. B. Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành quần xã tương đối ổn định. C. Trong diễn thế nguyên sinh, thành phần loài của quần xã không thay đổi. D. Diễn thế nguyên sinh chỉ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. Câu 112: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn gồm có 4 bậc dinh dưỡng, bắt đầu bằng sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng năng lượng bé nhất? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 113: Ở ruồi giấm, giả sử có 4 dạng đột biến NST được mô tả trong bảng. Nhiễm sắc thể Trước khi đột biến Sau khi đột biến Số 1 ABCDE•GHK ABCDE•GGHK
  3. Số 2 MNO•PQ MNO•P Số 3 QWRT•SI TRWQ•SI Số 4 XZ•Y XZ•K Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng khi nói về các dạng đột biến trên? I. NST số 4 có thể đã xảy ra trao đổi chéo với NST số 1. II. NST số 2 có thể có thêm một dạng đột biến lặp đoạn. III. Cơ thể chứa NST số 3 đột biến có thể mất khả năng sinh sản. IV. Dạng đột biến NST số 1 có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 114: Ở người, gen quy định hồng cầu bình thường là HbA, đột biến thay thế một cặp nuclêôtit không làm xuất hiện bộ ba kết thúc khiến alen HbA chuyển thành alen HbS là một alen đồng trội gây nên bệnh hồng cầu hình liềm làm xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể. Khi nói về hiện tượng này, có bao nhiêu phát biểu dưới đúng? I. Tổng số Nu của alen HbA nhiều hơn HbS. II. Chuỗi polipeptit của 2 alen trên khác nhau 2 axitamin. III. Ở cơ thể đồng hợp tử về HbS các hồng cầu hình lưới liềm bị vón cục lại gây tắc các mạch máu nhỏ. IV. Người dị hợp tử (HbA HbS) trong máu có hồng cầu hình liềm. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 115: Ở cà chua, xét hai cặp gen (A,a; B,b) trội lặn hoàn toàn, phân li độc lập. Cây cà chua tứ bội giảm phân bình thường tạo giao tử 2n. Giả sử các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh như nhau. Cho các cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb tự thụ phấn thu được F1. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cây tứ bội giảm phân cho 4 loại giao tử. II. Tỉ lệ F1 kiểu hình lặn 2 tính trạng là 1/1296. III. Tỉ lệ kiểu gen giống bố mẹ là 12.5%. IV. Tỉ lệ F1 kiểu hình một trội một lặn là 35/648. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 116: Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của 1 quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau: Thành phần kiểu gen Thế hệ P Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 AA 7/10 16/25 4/10 1/4 4/9 Aa 2/10 8/25 2/10 2/4 4/9 aa 1/10 1/25 4/10 1/4 1/9 Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? I. Ở thế hệ F1 quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi- Vanbec. II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen từ F1 → F2 do chọn lọc tự nhiên. III. Sự thay đổi thành phần kiểu gen từ F3 → F4 có thể do các cá thể mang kiểu hình trội ở F3 không còn khả năng sinh sản. IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 6,25%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 117: Người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định da bình thường. bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau: Biết rằng không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? I. Cặp vợ chồng (7) và (8) không thể sinh ra con bị bạch tạng
  4. II. Người số (13) có thể mang alen quy định bệnh mù màu. III. Xác suất (16) mắc 2 bệnh là 1.875%. IV. Người số (12) chắc chắn nhận alen quy định bệnh bạch tạng, bệnh mù màu từ mẹ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 118: Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tần số kiểu gen đồng hợp lặn bằng tần số kiểu gen đồng hợp trội. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? I. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị suy giảm. II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu gen dị hợp mà không chống lại kiểu gen đồng hợp thì tần số alen của quần thể không bị thay đổi. III. Nếu không có di – nhập gen thì quần thể không xuất hiện alen mới. IV. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì cấu trúc di truyền của quần thể bị thay đổi. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 119: Giả sử có 4 loài sinh vật: A, B, C và D mà ổ sinh thái của chúng được mô tả như sơ đồ dưới đây: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quan hệ giữa các loài A và B, C và D là quan hệ cạnh tranh khác loài. II. Quan hệ cạnh tranh giữa loài A và loài B gay gắt hơn giữa loài C và D. III. So với sự cạnh tranh giữa A và B, loài C cạnh tranh với D có thể dẫn đến một trong hai loài bị tiêu diệt. IV. Loài A và loài C có thể sống chung trong một sinh cảnh. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 120: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này? I. Động vật phù du là sinh vật tiêu thụ cấp 1. II. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ. III. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi. IV. Sự giảm kích thước của quần thể động vật phù du có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. HẾT ĐÁP ÁN 81 C 82 D 83 B 84 A 85 B 86 B 87 A 88 B 89 C 90 A 91 D 92 A 93 B 94 B 95 B 96 A 97 A 98 A 99 B 100 D 101.B 102.A 103.D 104.D 105.B 106.B 107.C 108 B 109 D 110 D 111 B 112 A 113 C 114 B 115 C 116 B 117 C 118 A 119 C 120 C
  5. MA TRẬN ĐỀ ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT 2024 Ma trận số 1 Lớp Nội dung chương Mức độ câu hỏi Tổng số câu Nhận Thông Vận dụng Vận dụng biết hiểu cao Cơ chế di truyền và biến dị 4 3 2 9 Quy luật di truyền 3 3 1 7 Di truyền quần thể 1 1 2 Di truyền học người 1 1 12 Ứng dụng di truyền 2 2 Tiến hóa 3 1 1 5 Sinh thái 5 3 2 10 11 Chuyển hóa VCNL ở TV 1 1 2 Chuyển hóa VCNL ở ĐV 1 1 2 Tổng số câu 20 12 8 40 % điểm 5 3 2 10 ĐÁP ÁN CHI TIẾT Câu 81: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng trong mô thực vật? A. K. B. N. C.Fe. D. P. Câu 82: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín và hô hấp bằng phổi? A. Thủy tức. B. Châu chấu. C. Giun đất. D. Cá sấu. Câu 83:Trong các phân tử sau, phân từ nào trực tiếp làm khuôn cho quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptít? A. ADN. B. mARN. C. tARN. D. rARN. Câu 84:Ở một loài, có số lượng NST lưỡng bội 2n = 20. Số lượng NST ở thể một là A. 19. B. 21. C. 10. D. 22. Câu 85:Quá trình phiên mã cần sự xúc tác của enzim nào sau đây? A. Ligaza. B. ARN polimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. Restrictaza. Câu 86: Trong mô hình Operon Lac của vi khuẩn E. coli có bao nhiêu gen cấu trúc? A. 4.B.3. C. 2. D. 1. Câu 87: Sựtácđộngqualạigiữacácgenkhôngalentrongquátrình hình thành mộtkiểu hình đượcgọilà A.tương tácgen.B. trội–lặnhoàn toàn.C. tác độngđahiệucủagen. D. thườngbiến. Ab Câu 88: Cơ thể có kiểu gen giảm phân xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, hai loại giao tử liên kết là aB A. Ab và ab.B.Ab và aB. C. AB và ab. D. AB và aB. Câu 89:Động vật nào sau đây có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con đực là XX? A. Mèo.B. Ruồi giấm.C. Chim bồ câu.D. Ngựa vằn. Câu 90: Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,6. Tỉ lệ kiểu gen Aa là bao nhiêu? A. 0,48.B. 0,16.C. 0,32.D. 0,36. Câu 91: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả hai loài? A. Nuôi cấy mô, tế bào.B. Cấy truyền phôi. C. Nuôi cấy hạt phấn.D. Lai tế bào xôma. Câu 92: Giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt nên quá trình chín của quả bị chậm lại. Đây là thành tựu của phương pháp tạo giống nào? A. Công nghệ gen.B. Công nghệ tế bào. C. Cấy truyền phôi.D. Nhân bản vô tính. Câu 93: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về A. Cơ quan tương đồng.B. Cơ quan tương tự.C. Cơ quan thoái hóa. D. Bằng chứng tế bào học. Câu 94: Theo quan niệm hiện đại, quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi A. chi mới xuất hiện.B. loài mới xuất hiện.C. họ mới xuất hiện.D. ngành mới Câu 95: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa kèm đa bội thường xảy ra ở nhóm sinh vật nào sau đây? A. Ếch nhái. B.Dương xỉ. C. Vi khuẩn lam. D. Nấm. Câu 96: Số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường gọi là A. kích thước tối đa. B. kích thước của quần thể. C. mật độ cá thể. D. kích thước tối thiểu.
  6. Câu 97: Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh? A.Nhiệt độ. B. Đàn chuột.C. Giun kí sinh.D. Ong mắt đỏ Câu 98: Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào năm 2002 đã xua đuổi và giết chết rất nhiều sinh vật rừng là ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể A.không theo chu kì. B. theo chu kì nhiều năm. C. theo chu kì tuần trăng. D. theo chu kì mùa. Câu 99: Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ là biểu hiện của mối quan hệ A.cộng sinh.B. kí sinh -vật chủ.C.hội sinh.D. hợp tác. Câu 100: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào? A. Quan hệ hỗ trợ. B. Cạnh tranh khác loài. C. Kí sinh cùng loài. D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 101:Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2? A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Ca(OH)2.C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch H 2SO4. Câu 102: Một trong các nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp ở người là do người bệnh thường xuyên ăn chất nào dưới đây với nồng độ cao trong khẩu phần ăn? A. NaCl. B. Vitamin A. C. Rau xanh. D. Protêin. Câu 103: Một đột biến điểm có thể làm giảm ít nhất bao nhiêu liên kết hiđrô? A. 2 liên kết.B. 3 liên kết.C. 1 liên kết. D. 0 liên kết. Câu 104:Cá thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân sinh ra tối đa số loại giao tử là A. 4. B. 16. C. 32. D. 8. Câu 105:Ở kì sau của nguyên phân, trong tế bào sinh dưỡng của một đột biến lệch bội dạng thể một nhiễm có 38 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài này là: A. 2n = 19. B. 2n = 20. C. 2n = 39. D. 2n = 18. Ab Câu 106: Quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen đã tạo ra giao tử AB = 20%. Tần số hoán vị aB gen giữa 2 gen này là A. 30%. B.40%. C. 50%. D. 20%. Câu 107:Ở người, alen A là trội hoàn toàn so với a quy định bệnh máu khó đông, gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Có bao nhiêu kiểu gen quy định người mắc bệnh? A. 1. B. 3. C. 2.D. 4. B B B Câu 108:Phép lai P: AaX X × AaX Y, thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F1 có số cá thể mang kiểu hình trội 2 tính trạng chiếm tỉ lệ A. 12,5%.B.75%. C. 50%. D. 25%. Câu 109:Trứng nhái khi được thụ tinh bằng tinh trùng cóc sẽ tạo thành hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. Đây là hiện tượng A. cách li tập tính. B. cách li trước hợp tử. C. cách li cơ học. D.cách li sau hợp tử. Câu 110:Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau: Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ: A. Ký sinh và ức chế cảm nhiễm.B. Cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi. C. Hợp tác và hội sinh.D.Ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác. Câu 111: Khi nói về diễn thế, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã. B.Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành quần xã tương đối ổn định. C. Trong diễn thế nguyênsinh, thành phầnloàicủa quầnxã không thay đổi. D. Diễnthếnguyênsinhchỉchịu tác độngcủa điềukiện ngoạicảnh. Câu 112:Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn gồm có 4 bậc dinh dưỡng, bắt đầu bằng sinh vật sản xuất, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng năng lượngbé nhất? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 113:Ở ruồi giấm, giả sử có 4 dạng đột biến NST được mô tả trong bảng. Nhiễm sắc thể Trước khi đột biến Sau khi đột biến Số 1 ABCDE•GHK ABCDE•GGHK Số 2 MNO•PQ MNO•P
  7. Số 3 QWRT•SI TRWQ•SI Số 4 XZ•Y XZ•K Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng khi nói về các dạng đột biến trên? I. NST số 4 có thể đã xảy ra trao đổi chéo với NST số 1. II. NST số 2 có thể có thêm một dạng đột biến lặp đoạn. III. Cơ thể chứa NST số 3 đột biến có thể mất khả năng sinh sản. IV. Dạng đột biến NST số 1 có thể làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện tính trạng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn: I. Đúng. NST số 4 trước đột biến không có gen K, sau đột biến có gen K và mất gen Y. II. Sai. NST số 2 trước đột biến có gen Q, sau đột biến mất gen Q có thể đã xảy ra đột biến mất đoạn Q. III. Đúng. NST số 3 bị đột biến đảo đoạn QWRT có thể mất khả năng sinh sản. IV. Đúng. NST số 1 bị đột biến dạng lặp đoạn G có thể tăng cường hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng. Câu 114:Ở người, gen quy định hồng cầu bình thường là HbA, đột biến thay thế một cặp nuclêôtit không làm xuất hiện bộ ba kết thúc khiến alen HbA chuyển thành alen HbS là một alen đồng trội gây nên bệnh hồng cầu hình liềm làm xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.Khi nói về hiện tượng này, có bao nhiêu phát biểu dưới đúng? I. Tổng số Nu của alen HbA nhiều hơn HbS. II. Chuỗi polipeptit của 2 alen trên khác nhau 2 axitamin. III. Ở cơ thể đồng hợp tử về HbS các hồng cầu hình lưới liềm bị vón cục lại gây tắc các mạch máu nhỏ. IV. Người dị hợp tử (HbA HbS)trong máu có hồng cầu hình liềm. A. 1.B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn: I. Sai vì đây là đột biến thay thế 1 cặp Nu nên tổng số Nu không đổi II. Sai vì chỉ làm thay đổi 1 aa III. Đúng. IV. Đúng vì đây là đột biến đồng trội nên người dị hợp tử sẽ trong máu có hồng cầu liềm Câu 115:Ở cà chua, xét hai cặp gen (A,a; B,b) trội lặn hoàn toàn, phân li độc lập. Cây cà chua tứ bội giảm phân bình thường tạo giao tử 2n. Giả sử các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh như nhau. Cho các cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaaBBbb tự thụ phấn thu được F1. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cây tứ bội giảm phân cho 4 loại giao tử. II. Tỉ lệ F1 kiểu hình lặn 2 tính trạng là 1/1296 III. Tỉ lệ kiểu gen giống bố mẹ là 12.5%. IV. Tỉ lệ F1 kiểu hình một trội một lặn là 35/648. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Hướng dẫn I. Sai. Khi giảm phân Cây tứ bội AAaaBBbb = (1/6 AA, 4/6Aa, 1/6aa) x (1/6BB, 4/6 Bb, 1/6 bb) cho ra 9 loại giao tử là 1/36AABB, 4/36AABb, 1/36AAbb, 4/36AaBB, 16/36AaBb, 4/36Aabb, 1/36aaBB, 4/36aaBb, 1/36aabb. II. Đúng. F1 cây tứ bội cho kiểu hình 2 tính trạng lặn là aaaabbbb = 1/36aabb x 1/36aabb = 1/1296. III. Sai. kiểu gen giống bố mẹ AAaaBBbb + Xét riêng từng cặp tính trạng AAaa x AAaa => (1/6 AA, 4/6Aa, 1/6aa) x (1/6 AA, 4/6Aa, 1/6aa) =>Kiểu gen ở F1 AAaa = 18/36 = ½ + tương tự xét cặp tính trạng BBbb x BBbb => kiểu gen ở F1 BBbb = 1/2 - tỉ lệ kiểu gen AAaaBBbb ở F1 là 1/2 x 1/2 = 25% IV. Đúng. + Xét riêng từng cặp tính trạng AAaa x AAaa => (1/6 AA, 4/6Aa, 1/6aa) x (1/6 AA, 4/6Aa, 1/6aa) =>Kiểu hình ở F1 là 35 trội: 1 lặn + Tương tự xét cặp tính trạng BBbb x BBbb => kiểu hình ở F1 là 35 trội : 1 lặn - Tỉ lệ kiểu hình ở F1 có 1 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn là: 35/36 x 1/36 + 35/36 x 1/36 = 35/648 Câu 116:Một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Nghiên cứu thành phần kiểu gen của 1 quần thể thuộc loài này qua các thế hệ, thu được kết quả ở bảng sau: Thành phần kiểu gen Thế hệ P Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 AA 7/10 16/25 4/10 1/4 4/9
  8. Aa 2/10 8/25 2/10 2/4 4/9 aa 1/10 1/25 4/10 1/4 1/9 Giả sử sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua mỗi thế hệ chỉ do tác động của nhiều nhất là 1 nhân tố tiến hóa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? I. Ở thế hệ F1 quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền theo định luật Hacđi- Vanbec. II. Sự thay đổi thành phần kiểu gen từ F1 → F2 do chọn lọc tự nhiên. III. Sự thay đổi thành phần kiểu gen từ F3 → F4 có thể do các cá thể mang kiểu hình trội ở F3 không còn khả năng sinh sản. IV. Nếu F4 vẫn chịu tác động của chọn lọc như ở F3 thì tần số kiểu hình lặn ở F5 là 6,25%. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 Hướng dẫn 2 2 I. Đúng. Quần thể ở F1 đạt trạng thái cân bằng vì thỏa mãn p AA + 2pq Aa + q aa = 1 II. Sai. Không thể do chọn lọc tự nhiên vì nếu như chống lại alen A thì F2 không còn kiểu gen AA và Aa. Còn nếu như chống lại alen a thì F2 còn kiểu gen aa. III. Sai. vì nếu là do kiểu hình trội thì F4 không có kiểu gen AA, Aa. Sự thay đổi thành phần kiểu gen từ F3 → F4 có thể là do các cá thể mang kiểu hình lặn ở F3 không có khả năng sinh sản khi đó F3 tham gia sinh sản chỉ có 1/4 AA + 2/4 Aa=> tần số a= 1/3: tần số A= 2/3 => F4 = 4/9 AA; 4/9 Aa; 1/9aa. IV. Đúng. Cá thể mang kiểu hình lặn ở F4 không sinh sản nên nên tần số alen a = 0.25=> aa= 0.0625= 6.25% Câu 117:Người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định da bình thường. bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau: Biết rằng không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? I. Cặp vợ chồng (7) và (8) không thể sinh ra con bị bạch tạng II. Người số (13) có thể mang alen quy định bệnh mù màu. III. Xác suất (16) mắc 2 bệnh là 1/875% IV. Người số (12) chắc chắn nhận alen quy định bệnh bạch tạng, bệnh mù màu từ mẹ. A. 1. B. 2.C.3. D. 4. Hướng dẫn: Quy ước: A – Bình thương; a- bạch tạng: M- bình thường; m- mù màu I. Sai. Cặp vợ chồng (7) và (8) thể sinh ra con bị bạch tạng khi có kiểu gen AaXMY x aa XmXm. II. Đúng người số 13 có thể mang kiểu gen Aa XMXa khi đó mang alen bệnh mùa màu III. Đúng. - Xét người 13: ta thấy người nam số 7 có kiểu hình bình thường kết hôn người nữ số 8 bị bệnh bạch tạng ra người nam 12 bệnh mù màu và nữ 13 bình thường do đó => Người nữ số 8 có kiều gen aa XMXm => người nữ 13 có kiều gen Aa (XMXM; XMXm) => (1/2 A; 1/2 a) (3/4 XM; ¼ Xm) Xét người 14: + Người 5 và 6 bình thường sinh ra người nam số 10 bình thường và nữ số 11 mắc bạch tạng do đó kiều gen của người nam số 10 sẽ là (1/3AA; 2/3 Aa) XMY. + Nữ số 3 bình thường kết hôn nam số 4 bị bạch tạng => Nữ số 9 có kiều gen Aa (1/2XMXM; 1/2XMXm). -nữ số 9 và nam số 10 kết hôn sinh ra người nam 14 có kiểu hình bình thường => kiều gen của người nam 14 là (2/5AA; 3/5 Aa) XMY => (7/10 A; 3/10 a) (1/2 XM; 1/2 Y) - Xét người 16: người nam 16 doNgười nữ 13 có kiều gen Aa (XMXM; XMXm) => (1/2 A; 1/2 a) (3/4 XM; ¼ Xm) và người nam 14 (2/5AA; 3/5 Aa) XMY => (7/10 A; 3/10 a) (1/2 XM; 1/2 Y)
  9. và người nam 14 có kiểu gen sinh ra nếu người nam 16 mắc cả 2 bệnh sẽ có kiều gen aaXmY + xét aa = 1/2 a x 3/ 10 a = 3/20 aa + Xét XmY = 1/4 Xm x 1/2 Y = 1/8 XmY => người 16 mắc 2 bệnh có kiểu gen aaXmY = 3/20 x 1/8 =0.01875 = 1.875%. IV. Đúng. Vì người bố 7 AaXMY và người mẹ aa XMXm Câu 118: Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tần số kiểu gen đồng hợp lặn bằng tần số kiểu gen đồng hợp trội. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? I. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị suy giảm. II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu gen dị hợp mà không chống lại kiểu gen đồng hợp thì tần số alen của quần thể không bị thay đổi. III. Nếu không có di – nhập gen thì quần thể không xuất hiện alen mới. IV. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì cấu trúc di truyền của quần thể bị thay đổi. A. 3.B.2. C. 4. D. 1. Hướng dẫn I. Sai. nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng của di truyền giảm. II. Đúng. Nếu chỉ chịu tác động của CLTN chống lại kiều gen dị hợp thì thành phần kiều gen thay đổi nhưng thì tần số alen không đổi. III. Sai. Đột biến có thể làm xuất hiện alen mới. IV. sai Câu 119:Giả sử có 4 loài sinh vật: A, B, C và D mà ổ sinh thái của chúng được mô tả như sơ đồ dưới đây: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quan hệ giữa các loài A và B, C và D là quan hệ cạnh tranh khác loài. II. Quan hệ cạnh tranh giữa loài A và loài B gay gắt hơn giữa loài C và D. III. So với sự cạnh tranh giữa A và B, loài C cạnh tranh với D có thể dẫn đến một trong hai loài bị tiêu diệt. IV. Loài A và loài C có thể sống chung trong một sinh cảnh. A. 1. B. 2. C. 3.D. 4. Hướng dẫn I. Đúng II. đúng, ổ sinh thái của loài A và B trùng nhau nhiều hơn so với loài C và D. III. Sai. Loài A và B cạnh tranh gay gắt hơn nên có thể A hoặc B bị tiêu diệt. IV. Đúng, loài A và C không trùng nhau về ổ sinh thái nên có thể sống chung trong sinh cảnh. Câu 120: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này? I. Động vật phù du là sinh vật tiêu thụ cấp 1. II. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ. III. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi. IV. Sự giảm kích thước của quần thể động vật phù du có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ. A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Hướng dẫn
  10. I. Đúng. II. Sai. Cá ngừ cũng là động vật tiêu thụ III. Đúng. Cá trích là thức ăn của cá ngừ. IV. Đúng. Khi động vật phù du g giảm dẫn đến giảm số lượng cá trích => giảm số lượng cá ngừ