Đề thi cuối học kì 1 môn Địa lí 12 - Trường THPT Tiên Du số 1 2023-2024 (Có đáp án)

docx 5 trang Nguyệt Quế 05/01/2025 840
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kì 1 môn Địa lí 12 - Trường THPT Tiên Du số 1 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_cuoi_hoc_ki_1_mon_dia_li_12_truong_thpt_tien_du_so_1.docx

Nội dung tài liệu: Đề thi cuối học kì 1 môn Địa lí 12 - Trường THPT Tiên Du số 1 2023-2024 (Có đáp án)

  1. SỞ GDĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 12 Thời gian làm bài 50 phút, không kể giao đề Câu 1: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình tháng I tại Hà Nội nằm trong khoảng nào sau đây: A. dưới 140C. B. từ 200C trở lên. C. 140C đến dưới 180C. D. 180C đến dưới 200C Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trong 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có vĩ độ cao nhất? A. Hà Giang. B. Khánh Hòa C. Điện Biên D. Cà Mau. Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây - đông? A. Bạch Mã. B. Ngân Sơn. C. Hoàng Liên Sơn. D. Con Voi. Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái phân bố chủ yếu ở vùng nào nước ta? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tây Nguyên. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 5: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 13-14 , hãy cho biết cao nguyên nào sau đây không thuộc vùng núi Trường Sơn Nam A. Tà Phình B. Lâm Viên C. Lang Biang D. Mơ Nông Câu 6: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết những tỉnh nào của nước ta nằm ở biên giới với Trung Quốc: A. Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình. B. Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. C. Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên. D. Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết trong các mỏ khoáng sản sau, mỏ nào không phải là mỏ than đá? A. Lạc Thủy B. Vàng Danh. C. Cẩm Phả. D. Tùng Bá. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây là trung tâm du lịch vùng của nước ta? A. Hạ Long. B. Huế. C. Đà Nẵng D. Hà Nội. Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết nhóm đất nào sau đây có ở đảo Phú Quốc của nước ta? A. Đất phù sa sông. B. Đất xám trên phù sa cổ. C. Đất feralit trên đá vôi. D. Đất feralit trên các loại đá khác. Câu 10. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây có trạm thủy văn Củng Sơn? A. sông Mã B. sông Ba. C. sông Cả. D. sông Hồng Câu 11: Cho bảng số liệu sau:
  2. SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á-NĂM 2003 Stt Khu vực Số khách du lịch đến Chi tiêu của khách du lịch ( Nghìn lượt người ) ( Triệu USD ) 1 Đông Á 67 230 70 594 2 Đông Nam Á 38 468 18 356 3 Tây Nam Á 41 394 18 419 Để thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực Châu Á năm 2003, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ tròn. Câu 12: Cho biểu đồ sau: (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016, Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên? A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có nhiều thay đổi. B. Hàng nông, lâm, thủy sản xu hướng giảm mạnh tỉ trọng. C. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng tăng. D. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp luôn lớn nhất.\ Câu 13. Cho bảng số liệu: Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi giai đoạn 1999-2018 (Đơn vị %) Nhóm tuổi 1999 2009 2015 2018 Dưới 15 tuổi 33,5 25,0 25,3 25,2 Từ 15-64 tuổi 60,7 68,4 63,9 69,2 Từ 65 tuổi trở lên 5,8 6,6 5,5 5,6 (Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019)
  3. Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta, giai đoạn 1999-2018? A. Nhóm dưới 15 tuổi có tỉ trọng giảm B. Nhóm từ 65 tuổi trở lên tỉ trọng tăng. C. Nhóm từ 15-64 tuổi tỉ trọng nhỏ nhất. D. Nhóm dưới 15 tuổi tỉ trọng lớn nhất. Câu 14: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á NĂM 2018 Nước Cam-pu-chia In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a Mi-an-ma Diện tích (nghìn Km2) 181,0 1913,6 330,3 676,6 Dân số (triệu người) 16,0 265,2 32,5 53,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh mật độ dân số của một số quốc gia Đông Nam Á, năm 2018? A. Căm-pu-chia cao hơn Mi-an-ma. B. In-đô-nê-xi-a thấp hơn Cam-pu-chia. C. Mi-an-ma thấp hơn Ma-lai-xi-a. D. Ma-lai-xi-a thấp hơn In-đô-nê-xi-a. Câu 15: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông. B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam. C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. Câu 16: Thành phần loài sinh vật nào chiếm ưu thế ở nước ta? A. Các loài cận nhiệt đới. B. Các loài cận xích đạo. C. Các loài ôn đới. D. Các loài nhiệt đới. Câu 17: Vùng núi có đai cận nhiệt hạ thấp nhất là A. Vùng núi Tây Bắc. B. Vùng núi Đông Bắc. C. Vùng núi Trường Sơn Bắc. D. Vùng núi Trường Sơn Nam. Câu 18: Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) có biên độ nhiệt độ năm lớn chủ yếu do tác động của A. địa hình có các núi cao, gió mùa hạ, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. vị trí xa xích đạo, thời gian Mặt Trời lên thiên định, địa hình đa dạng. C. thời gian Mặt Trời lên thiên định, gió, vị trí gần vùng ngoại chí tuyến. D. gió tây nam, Tín phong bán cầu Bắc, thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh. Câu 19: Khí hậu nước ta được phân thành hai miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam chủ yếu dựa vào sự khác nhau của các yếu tố nào sau đây? A. Chế độ gió và sự phân hóa tổng lượng mưa trong năm. B. Chế độ gió trong năm và biên độ nhiệt trung bình năm. C. Tổng lượng mưa trong năm và nhiệt độ trung bình năm. D. Nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt trung bình năm. Câu 20: Nước ta có nguồn tài nguyên khoang sản phong phú do A. địa hình có rất nhiều đồi núi. B. vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc. C. gần các vùng sinh khoáng lớn. D. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. Câu 21: Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng chủ yếu do A. các hoạt động nội lực mạnh luôn có những tác động. B. con người với nhiều hoạt động làm thay đổi bề mặt. C. lãnh thổ tự nhiên được hình thành, phát triển từ sớm. D. vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại diện mạo địa hình. Câu 22: Bão ở biển Đông di chuyển theo hướng nào vào nước ta? A. Bắc, Đông Bắc, Nam. B. Đông, Đông Bắc, Đông Nam.
  4. C. Nam, Đông Nam, Bắc. D. Tây, Tây Bắc, Tây Nam. Câu 23: Thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 ở nước ta thường xảy ra lũ quét ở vùng nào sau đây? A. Đông Bắc. B. Miền Trung. C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc. Câu 24: Dãy núi cao và đồ sộ nhất của vùng núi Tây Bắc phân bố ở A. phía tây của vùng. B. trung tâm của vùng. C. phía đông nam của vùng. D. phía đông của vùng. Câu 25: Do không được bồi đắp phù sa hàng năm và canh tác không hợp lí nên ở Đồng bằng sông Hồng đã hình thành nên A. đất mặn. B. cát biển. C. đất chua mặn. D. đất bạc màu. Câu 26: Bề mặt địa hình đồng bằng sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do A. xây dựng hệ thống đê ven sông ngăn lũ. B. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng. C. có hệ thống kênh mương thủy lợi phát triển D. con người khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh. Câu 27: Vị trí địa lí của nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Nằm trong khu vực gió mùa châu Á. B. Nằm trong vùng có nhiều thiên tai. C. Nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á D. Nằm trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc. Câu 28: Đất Fe-ra-lit ở nước ta thường bị chua vì A. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh. B. có sự tích tụ nhiều Al2O3. C. mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan. D. có sự tích tụ nhiều Fe2O3. Câu 29: Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là A. nhanh chóng khắc phục hậu quả của bão. B. dự báo chính xác về cấp độ và hướng di chuyển của bão. C. huy động toàn bộ sức người và sức của để chống bão. D. củng cố hệ thống đê sông, đê biển Câu 30: Biện pháp cải tạo đất hoang ở đồi núi nước ta là A. bón phân hoá học. B. nông - lâm kết hợp. C. dùng thuốc diệt cỏ. D. đào hố vẩy cá. Câu 31: Biện pháp sử dụng có hiệu quả đất trồng ở đồng bằng nước ta là A. đào hố vẩy cá. B. đẩy mạnh thâm canh. C. làm ruộng bậc thang. D. trồng cây theo băng. Câu 32: Đặc điểm chung về tự nhiên của vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ nước ta là A. mở rộng với bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng và nông. B. gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, đường bờ biển khúc khuỷu. C. tiếp giáp với cácvùng biển sâu, thềm lục địa thu hẹp nhanh. D. thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai đa dạng song kém màu mỡ.
  5. Câu 33: Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ nước ta có đặc điểm là A. có các bãi triều thấp phẳng. B. thềm lục địa hẹp, vùng biển sâu. C. các cồn cát, đầm phá không phổ biến. D. phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi. Câu 34: Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường A. được xem là ranh giới trên biển của nước ta. B. khoảng cách 12 hải lí tính từ vùng lãnh hải. C. tính từ mức nước thủy triều lúc lên cao nhất. D. nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ. Câu 35: Giả sử một tàu biển đang ngoài khơi, có vị trí cách đường cơ sở 16,5 hải lí, vậy con tàu đó cách ranh giới ngoài về phía biển của vùng đặc quyền kinh tế theo đường chim bay là bao nhiêu? A. 399 428 m. B. 339 842 m. C. 339 428 m. D. 399 482 m Câu 36: Tính chất hải dương của khí hậu nước ta được thể hiện qua yếu tố A. nhiệt độ và lượng mưa. B. nhiệt độ, hải lưu. C. chế độ gió và lượng mưa. D. lượng mưa và độ ẩm. Câu 37: Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên là A. gió phơn Tây Nam. B. Tín phong bán cầu Bắc. C. gió mùa Đông Bắc. D. gió mùa Tây Nam. Câu 38: Sông nào sau đây của nước ta có hàm lượng phù sa nhiều nhất? A. sông Mê Công. B. Sông Đồng Nai. C. Sông Thái Bình. D. Sông Hồng. Câu 39: Mùa khô ở miền Bắc nước ta không sâu sắc như ở miền Nam chủ yếu do ở đây có A. sương muối. B. mưa phùn. C. gió lạnh. D. tuyết rơi. Câu 40: Nguyên nhânchủyếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theochiều Bắc -Nam là do A. khí hậu có sự phân hóa theo Bắc-Nam. B. sự suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. C. lãnh thổ hẹp ngang, trải dài trênnhiều vĩ độ. D. địa hình có sự phân hóarõ rệt theo độcao. ––––––––––– HẾT –––––––––– Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.