Đề thi ôn tập tốt nghiệp năm 2022 môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi ôn tập tốt nghiệp năm 2022 môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_on_tap_tot_nghiep_nam_2022_mon_ngu_van_truong_thpt_ti.docx
Nội dung tài liệu: Đề thi ôn tập tốt nghiệp năm 2022 môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ THI ÔN TẬP TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: NGỮ VĂN Đề gồm 02 trang Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: HẠNH PHÚC Tác giả: Thanh Huyền Đừng nói cuộc đời mình tẻ nhạt nhé em hạnh phúc ở trong những điều giản dị trong ngày, trong đêm đừng than phiền cuộc sống nhé em hạnh phúc ngay cả khi em khóc bởi trái tim buồn là trái tim vui hạnh phúc bình thường và giản dị lắm là tiếng xe về mỗi chiều của bố cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ chị xới cơm đầy bắt phải ăn no hạnh phúc là khi đêm về không thấy tiếng mẹ ho là ngọn đèn soi tương lai em sáng là điểm mười mỗi khi lên bảng là ánh mắt một người lạ như quen hạnh phúc là khi mình có một cái tên vậy đừng nói cuộc đời tẻ nhạt nhé em tuổi mười tám còn khờ khạo lắm đừng tô vẽ một chân trời xa toàn màu hồng thắm hạnh phúc vẹn nguyên giữa cuộc đời thường. (Nguồn Internet) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Câu 2. Theo tác giả hạnh phúc có ở đâu? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả sử dụng của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ thứ 3. Câu 4. Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất đối với anh/chị ? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm được nêu ra trong văn bản ở phần đọc hiểu: “Hạnh phúc ở trong những điều giản dị”. Câu 2 (5,0 điểm)
- Hồn Trương Ba: (sau một lát) Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được! Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu! Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu! Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết! [ ] Hồn Trương Ba (sau một hồi lâu): Tôi đã nghĩ kĩ (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn! Đế Thích: Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sữa bằng cách làm cho hồn ông được sống. Hồn Trương Ba: Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn Đế Thích: Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào Hồn Trương Ba: Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa Đế Thích: Ông có biết ông quyết định điều gì không? Ông sẽ không còn lại một chút gì nữa, không được tham dự vào bất cứ nỗi vui buồn gì! Rồi đây, ngay cả sự ân hận về quyết định này, ông cũng không có được nữa. Hồn Trương Ba: Tôi hiểu. Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết. Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi! Còn lấy lí lẽ gì khuyên thằng con tôi đi vào con đường ngay thẳng được? Cuộc sống giả tạo này có lợi cho ai? Họa chăng chỉ có lão lí trưởng và đám trương tuần hỉ hả thu lợi lộc! Đúng, chỉ bọn khốn kiếp là lợi lộc. (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.149,151,152 ) Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét triết lý nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm qua tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Nội dung Mức độ cần đạt
- Vận dụng Vận dụng Tổng Nhận biết Thông hiểu thấp cao số Phần - Ngữ liệu: Chỉ ra phương - Tác dụng Rút ra bài I. Đọc Văn bản nhật thức biểu đạt/ của các hình học nhận hiểu dụng/ Văn đề tài/ phong thức nghệ thức, quan bản nghệ cách ngôn ngữ/ thuật/ Ý điểm, cách thuật/ Văn Thể thơ/ Nội nghĩa câu nhìn nhận bản khoa học. dung/Câu chủ văn, đoạn văn của bản thân. - Tiêu chí đề, cách trình Qua nội dung lựa chọn ngữ bày đoạn văn, văn bản, rút liệu: quan niệm của ra các vấn đề + Một đoạn tác giả liên quan trích hoặc - Phát hiện từ - Lí giải được một văn bản từ ngữ, nội quan điểm hoàn chỉnh dung văn bản. của tác giả. + Độ dài khoảng 50 - 300 chữ. Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1.25 1.0 0.75 3.0 Tỉ lệ 12.5% 10% 7.5% 30% Phần Câu 1: Nghị Xác định được - Hiểu vấn đề - Biết đánh II. luận xã hội cách viết 1 nghị luận từ giá, mở Làm - Khoảng đoạn văn đó hình rộng, bàn văn 200 chữ - Xác định thành hệ luận, nâng Trình bày suy được vấn đề thống luận cao vấn đề. nghĩ về vấn nghị luận. điểm cần đề xã hội/đạo - Xác định triển khai lí đặt ra hoặc được các thao trong đoạn được gợi ý từ tác lập luận văn văn bản đọc sẽ sử dụng - Lựa chọn hiểu. trong đoạn được các văn . dẫn chứng - Xác định tiêu biểu để được phạm vi làm sáng tỏ tư liệu sử cho luận dụng trong điểm của đoạn văn và đoạn văn bố cục ba - Hiểu kĩ phần của năng viết đoạn văn. đoạn văn nghị luận xã hội
- Số câu 1 1 Số điểm 0.75 0.75 0.5 2.0 Tỉ lệ 7.5% 7.5% 5 % 20% Câu 2: Nghị - Xác định - Diễn đạt - Vận dụng - So sánh luận văn học: được kiểu bài được những các kỹ năng với các bài Nghị luận về nghị luận, vấn đặc sắc về dùng từ, viết thơ khác, một đoạn thơ đề nghị luận. nội dung và câu, các phép liên hệ trong tác phẩm - Giới thiệu nghệ thuật liên kết, các thực tiễn; văn học được được bài thơ, đoạn thơ theo phương thức vận dụng học trong đoạn thơ. yêu cầu của biểu đạt, các kiến thức lí chương trình - Nêu được vẻ đề bài. thao tác lập luận văn Ngữ văn 12 kỳ đẹp hình tượng - Lí giải một luận để phân học để 1 nhân vật trữ số đặc điểm tích, cảm đánh giá, tình, đặc điểm cơ bản của nhận về nội làm nổi bật nghệ thơ ca hiện dung,nghệ vấn đề thuật của đại. thuật của nghị luận. đoạn thơ. - Hiểu và đoạn thơ. khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; vị trí đóng góp của tác giả. Tổng Số câu 1 1 Số điểm 2.0 1.25 0.75 1 5 Tỉ lệ 20% 12.5% 0.75 Tổng 6 6 cộng Số điểm 4.0 3.0 2.0 1.0 10.0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
- Phần Câu Ý Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3.0 1 Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật 0.5 2 Theo tác giả, hạnh phúc có ở trong những điều bình thường và giản 0.75 dị. 3 - Biện pháp tu từ so sánh: So sánh hạnh phúc là tiếng xe về mỗi chiều 1.0 của bố, là khi cả nhà quây quần bên nhau, là đạt điểm 10, là có một cái tên - Hiệu quả: + Góp phần tạo ra những hình ảnh cụ thể, giàu sức biểu cảm. + Đưa một khái niệm trừu tượng trở nên cụ thể, dễ hiểu. Từ đó giúp người đọc hình dung ra hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, đời thường. 4 Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất? 0.5 => Học sinh chọn 1 thông điệp và lý giải hợp lý thuyết phục. Ví dụ: - Cần trân trọng hạnh phúc vốn có xung quanh mình. - Không nên tìm kiếm hạnh phúc đâu xa. Hạnh phúc có ngay giữa cuộc đời thường, trong những điều rất đỗi bình dị, đơn sơ. II Làm văn 7.0 1 Nghị luận xã hội 2.0 1 Giải thích: 0.5 - Hạnh phúc: là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó trong cuộc sống. - Điều giản dị: là những điều nhỏ bé, gần gũi, bình thường, đời thường. => Hạnh phúc ở những điều giản dị nghĩa là hạnh phúc nằm ở những điều bình thường, gần gũi, đời thường trong cuộc sống. 2 Bàn luận 1.0 - Tại sao nói hạnh phúc ở trong những điều giản dị? + Cuộc sống của mỗi con người đều gắn với những điều nhỏ bé, bình dị, đời thường. Nếu quan niệm hạnh phúc là những điều cao sang, lớn lao, vĩ đại thì có lẽ mãi mãi ta không bao giờ tìm thấy hạnh phúc mà nhiều khi lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn của chính bản thân mình. - Ý nghĩa của việc quan niệm hạnh phúc ở những điều giản dị: + Nếu cho rằng hạnh phúc là những gì giản dị đời thường, như tác giả Thanh Huyền quan niệm thì mỗi người đều cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc sự ấm áp, yêu thương trong cuộc sống đời thường. Đó là một cuộc sống có ý nghĩa. (Học sinh đưa ví dụ minh họa)
- 3 Bài học rút ra 0.5 - Khẳng định quan niệm đúng, có ý nghĩa thức tỉnh người đọc: + Nhận thức được hạnh phúc ở trong những điều giản dị + Trân trọng cuộc sống xung quanh mình, không tham vọng những điều xa vời thiếu thực tế. + Phê phán lối sống chạy theo những thứ phù phiếm, thứ hạnh phúc xa vời. 2 Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong đoạn trích; nhận xét ý nghĩa triết lý nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm qua đoạn trích a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân 0,25 bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cuộc đối thoại giữa Hồn 0,5 Trương Ba và Đế Thích, ý nghĩa triết lý nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm qua đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt. c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát: tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương 0,5 Ba, da hàng thịt, đoạn trích và triết lý nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm qua tác phẩm. * Phân tích cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích - Nêu khái quát vở kịch, hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại 2,0 giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích. - Phần đầu đoạn trích là màn đối thoại, cuộc tranh luận về quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích. Qua cuộc tranh luận ấy, tác giả gửi gắm quan điểm sống - “phải sống là chính mình”. + Trương Ba bày tỏ nguyện vọng với Đế Thích và nêu lên đòi hỏi chính đáng cũng như quan điểm sống cao đẹp - sống phải là chính mình Đây là khát vọng mãnh liệt của Trương Ba, khát vọng được sống hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức, giữa thể xác và linh hồn. Phá vỡ quan hệ nội tại này sẽ để lại hậu quả nặng nề, cũng như sống mà không được là chính mình thì đó là một bi kịch nghiệt ngã. + Đế Thích lại lập luận và chỉ ra rằng không chỉ Trương Ba đang sống trong cảnh trong ngoài bất nhất, mà mọi người đều như thế cả. + Trương Ba lên án Đế Thích: Sống nhờ, sống gửi, sống ký sinh vào thân xác của kẻ khác là điều xấu hổ đáng lên án. Trương Ba thẳng thắn chỉ trích quan niệm sai lầm của Đế Thích bởi suy nghĩ đơn giản về cuộc sống.
- - Phần sau đoạn trích là màn đối thoại - đấu tranh toát lên nhân cách cao thượng và đức hi sinh của Trương Ba. Qua đó tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết - Nghệ thuật: Sáng tạo lại cốt truyện dân gian. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm. Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống 0,5 truyện. * Nhận xét triết lý nhân sinh được Lưu Quang Vũ gửi gắm qua tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt. - Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được 0,5 hoà hợp giữa xác và hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất, gượng ép. - Trong cuộc sống chúng ta phải biết đấu tranh với sự dung tục tầm thường và chiến thắng nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách của bản thân. Có như vậy chúng ta mới được là mình - được là chính mình toàn vẹn. Tác giả một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người, mặt khác ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác. - Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề trình bày. TỔNG ĐIỂM 10,0