Đề thi thử TN THPT môn Hóa học - Trường THPT Tiên Du số 1 (Có đáp án)

pdf 52 trang Nguyệt Quế 19/04/2025 20
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử TN THPT môn Hóa học - Trường THPT Tiên Du số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tn_thpt_mon_hoa_hoc_truong_thpt_tien_du_so_1_co_d.pdf

Nội dung tài liệu: Đề thi thử TN THPT môn Hóa học - Trường THPT Tiên Du số 1 (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀ SỐ 1 Họ, tên thí sinh: Lớp: Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố :H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Mn = 55; Cr = 52. Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trả lời: 1 5 9 13 17 21 25 29 33 37 2 6 10 14 18 22 26 30 34 38 3 7 11 15 19 23 27 31 35 39 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 Câu 1: Kim loại nào sau đây có nhiệt nóng chảy thấp nhất? A. Hg. B. Ag. C. Al. D. Cu. Câu 2: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất? A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu. Câu 3: Kim loại kiềm thổ là A. Na. B. Ag. C. Al. D. Ca. Câu 4: Kim loại không tác dụng với nước ở điều kiện thường là A. Na B. Ba C. Al D. Ca Câu 5: Phương pháp chung điều chế kim loại là A. Phương pháp nhiệt luyện. B. Phương pháp thủy luyện. C. Phương pháp điện phân D. Cả 3 phương pháp trên. Câu 6: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Ca. B. K. C. Al. D. Fe. Câu 7: Ion kim loại nào dưới đây có tính oxi hóa yếu nhất ? A. Mg2+. B. Fe3+. C. Cu2+ D. Al3+. Câu 8: Trong công nghiệp kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. K. B. Fe. C. Al. D. Ca. Câu 9: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dd HCl sinh ra khí H2? A. Hg. B. Ag. C. Na. D. Cu. Câu 10. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dd HCl? A. Cu. B. Mg. C. Al. D. Fe. Câu 11. Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại nhôm với khí Clo là A. Al2O3. B. AlCl3. C. Al2(SO4)3. D. Al(OH)3. Câu 12: Nung MgCO3 ở nhiệt độ cao thu được chất khí X. Khí X là A. CO2. B. CO. C. MgO. D. H2. Câu 13: Thành phần chính của quặng manhetit là A. FeCO3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeS2. Câu 14: Công thức của sắt (III) sunfat là A. FeS. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3. D. FeS2. Câu 15: Trong hợp chất Cr2O3, crom có số oxi hoá là A. +2 B. +3 C. +6 D. +4 Câu 16: Khí X được tạo ra trong quá trình ủ bếp lò than. Khí X rất độc có thể gây suy hô hấp dẫn tới tử vong. X là: A. H2. B. N2. C. CO2. D. CO. Câu 17: Chất X tác dụng với KOH thu được CH3COOK và CH3OH. Chất X là A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H3. C. CH3COOH. D. CH3COOC2H5. Câu 18: Công thức hóa học của supephotphat kép là A. Ca (PO ) B. CaHPO . C. Ca(H PO ) . D. Ca(H PO ) và CaSO . 3 4 2. 4 2 4 2 2 4 2 4 Câu 19: Chất nào sau đây là axit béo? A. Axit axetic. B. Axit stearic. C. Axit fomic. D. Axit acrylic.
  2. Câu 20: Chất nào sau đây là polisaccarit A. Glucozơ. B. saccarơ. C. Xenlulozơ. D. Mantozơ. Câu 21: Dung dịch nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ? A. Metyl amin. B. Glyxin. C. Alinin. D. Axit glutamic. Câu 22: Số nguyên tử N trong phân tử Lyzin là A. 1. B. 2. C.3. D. 4. Câu 22: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau A. etan và etilen. B. Propilen và Xiclopropan. C. Etan và Axetilen. D. Etilen và Axetilen. Câu 23: Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa 2 muối. Kim loại X là A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. Al. Câu 24. Công thức cấu tạo của metylmetacrylat là A. CH2=CH-COOCH3. B. CH2=C(CH3)-COOCH3. C. CH2=CH-COOC2H3 D. CH3COOCH=CH2. Câu 25. Cho các este sau: vinyl axetat , metyl acrylat, metyl axetat, metyl metacrylat. Số chất không tham gia pứ trùng hợp là A. 1. B. 2. C.3. D. 4. Câu 26: Cho m gam nhôm tác dụng với oxi dư thu được 10,2 gam oxit. Giá trị của m là A. 2,7. B. 5,4. C. 1,35. D. 10,8. Câu 27 : Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 sinh ra khí NO? A. Fe2O3. B. Fe(OH)3. C. Fe2(SO4)3. D. Fe3O4. Câu 28 : Chất không phản ứng với HNO3 là A. Fe2O3. B. Fe(OH)3. C. Fe2(SO4)3. D. Fe3O4. Câu 29: Cho 14,5 gam hỗn hợp Mg, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thoát ra 6,72 lít khí. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 34,3. B. 43,3. C. 33,4. D. 33,8. Câu 30: Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 4,48 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại M là A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 31: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và etyl fomat thu được sản phẩm gồm A. 1 muối, 1 ancol. B. 1 muối, 2 ancol. C. 2 muối, 2 ancol. D. 2 muối, 1 ancol. Câu 32: Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ trong môi trường axit thu được A. α-Glucozơ. B. β-Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Mantozơ. Câu 33: Thủy phân hoàn toàn 1,71 gam Mantozơ với hiệu suất 80% thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 1,994. B. 2,16. C. 1,08. D. 1,62. Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức thu được CO2, H2O và 3,36 lít khí N2. Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, số mol HCl phản ứng là A. 0,15 mol. B. 0,3 mol. C. 0,075 mol. D. 0,2 mol. Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. B. Tơ tằm, sợi bông đều thuộc loại tơ nhân tạo. C. Cao su thiên nhiên có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Amilopectin trong tinh bột có cấu trúc mạch không phân nhánh. Câu 36: Cho hỗn hợp m gam gồm Fe và Fe3O4 được hoà tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,72 lít khí H2 và dung dịch Y. Dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 12,008 gam KMnO4 trong dung dịch. Giá trị của m là A. 46,64. B. 42,64. C. 22,56. D. 35,36. Câu 37: Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thường glucozơ và glyxin đều không tan trong nước. (b) Amilozơ trong tinh bột có cấu trúc mạch không phân nhánh. (c) Thành phần chính của cồn 70o dùng để sát trùng trong y tế có thành phần chính là etanol. (d) Saccarozơ và mantozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.
  3. (e) Gạch cua nổi lên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ của protein. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Đun nóng dd hỗn hợp NaNO2 và HCl. (b) Cho dd KHSO4 vào dd NaHCO3. (c) Cho dd HCl vào dd NaAlO2. (d) Cho Cu vào dd H2SO4 đặc, đun nóng. (e) Cho dd NaOH vào dd NH4NO3. Số thí nghiệm tạo khí là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39: Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO ) 0,3M và AgNO 0,3M. Sau khi các 1 3 2 3 phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là A. 8,10 và 5,43. B. 0,54 và 5,16. C. 1,08 và 5,43. D. 1,08 và 5,16. Câu 40: Thủy phân hoàn toàn 6,84 gam saccarozơ rồi chia sản phẩm thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch nước brom dư, thì có y gam brom tham gia phản ứng. Giá trị x và y lần lượt là A. 4,32 và 3,2. B. 4,32 và 1,6. C. 2,16 và 1,6. D. 2,16 và 3,2.
  4. SỞ GD VÀ ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀ SỐ 2 Họ, tên thí sinh: Lớp: Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố :H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Mn = 55; Cr = 52. Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trả lời: 1 5 9 13 17 21 25 29 33 37 2 6 10 14 18 22 26 30 34 38 3 7 11 15 19 23 27 31 35 39 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 Câu 1: Amin nào sau đây là amin bậc 3? A. CH3NH2. B. (CH3)2NH. C. (CH3)3N. D. (CH3)3C-NH2 Câu 2: Kim loại cứng nhất là A. Na. B. Mg. C. Ba. D. Cr. Câu 3: Nhiệt phân NaNO3 thu được khí X. Khí X là A. N2. B. NO2. C. O2. D. NO. Câu 4: Thành phần hoá học của đạm ure là A. NH4Cl. B. (NH2)2CO. C. NH4NO3. D. Ca(NO3)2 . Câu 5: Kim loại phản ứng với nước ở điều kiện thường là A. K. B. Mg. C. Al. D. Fe. Câu 6: Kim loại tác dụng được với dd axit H2SO4 loãng là A. Ag. B. Cu. C. Mg. D. Pb. Câu 7: Kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy oxit là A. Fe. B. Na. C. Al. D. Mg Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Metyl amin làm quỳ tím hóa xanh. B. Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, dạng sợi không tan trong nước. C. Albumin có phản ứng màu biure. D. Chất béo là este của glixerol và axit béo. Câu 9: Axit nào sau đây không phải là axit béo? A. Axit oleic. B. Axit axetic. C. Axit stearic. D. Axit panmitic. Câu 10: Trong phân tử Alanin có số nguyên tử oxi là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11: Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là 2+ + + 2+ A. Ca B. K . C. Ag . D. Cu . Câu 12: Khi đốt cháy Mg trong oxi dư thu được hợp chất có công thức hóa học là A. MgO. B. Mg(OH)2. C. MgCl2. D. MgCO3. Câu 13: Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được A. Axit béo. B. Glixerol. C. Xà phòng. D. Etilen glicol. Câu 14: Thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ Y và Z. Z có khả nâng tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là A. Metyl propionat. B. Etyl axetat. C. Propyl fomat. D. Metyl axetat. Câu 15: Polime nào dưới đây là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng? A. Poli etylen. B. Thủy tinh hữu cơ. C. PVC. D. Tơ lapsan. Câu 16: Chất nào sau đây thuộc loại đi saccarit? A. Fructozơ. B. Mantozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột. Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhôm là kim loại lưỡng tính. B. Bảo quản photpho trắng bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
  5. C. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+. D. Bảo quản kim loại kiểm bằng cách ngâm trong nước. Câu 18: Este nào sau đây tham gia phản ứng trùng hợp? A. Etyl axetat. B. Metyl fomat. C. vinyl axetat. D. Metyl propionat. Câu 19: Hợp chất nào sau đây không phải là amino axit? A. NH2CH2COOH. B. HOOCCH2CH(NH2)COOH. C. CH3CH(NH2)COOH. D. CH3CH2NH2. Câu 20: Polime nào sau đây không phải là polime tổng hợp? A. Poli(vinyl axetat). B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ capron. D. Cao su thiên nhiên. Câu 21: Khí gây kiện tượng mưa axit là A. CO. B. CO2. C. SO2. D. O3. Câu 22: Trong Fe3O4 sắt có số oxi hóa là A. +2. B. +3. C. +8/3. D. +2, +3. Câu 23: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của A. N. B. P2O5. C. P. D. K. Câu 24: Thành phần chính của quặng Đolomit là A. CaCO3.MgCO3. B. MgCO3. C. CaCO3. D. Al2O3.2H2O Câu 25: Thủy phân 34,2 gam mantozo trong môi trường axit (hiệu suất 80%) thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 34,56. B. 38,88. C. 43,2. D. 17,28. Câu 26: Dung dịch nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển sang màu xanh? A. Metyl amin. B. Anilin. C. Glyxin. D. Axit glutamic. Câu 27: Số nguyên tử H trong phân tử Valin là A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. Câu 28: Cặp chất nào sau đây là chất đồng đẳng của nhau là A. Metan và etilen. B. Etilen và etan. C. axetilen và propin. D. Benzen và Stiren. Câu 29: Chất nào sau đây không phản ứng với axit HNO3 đặc nguội? A. Cu. B. Mg. C. Zn. D. Fe. Câu 30: Cho m gam Al tác dụng với axit HCl dư thu được 3,36 lít khí H2. Giá trị của m là A. 2,7. B. 5,4. C. 4,05. D. 8,1. Câu 31: Cho 0,4 mol một amin no đơn chức X với dd HCl đủ thu được 32,6 g muối. Công thức phân tử của amin là A. CH3NH2. B. C2H5NH2. C. C3H7NH2. D. C4H9NH2. Câu 32: Cho 18,4 gam hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1,0 gam khí hiđro thoát ra và dung dịch A. Đem cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối clorua khan. Giá trị m là A. 53,9. B. 55,5. C. 60. D. 60,5. Câu 33: Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp 2 este Metyl axetat và Etyl axetat thu được A. 1 muối, 1 ancol. B. 1 muối, 2 ancol. C. 2 muối, 2 ancol. D. 2 muối, 1 ancol. Câu 34: Hòa tan m gam bột Al vào lượng dư dung dịch HNO3, loãng thu được 6,72 lit hỗn hợp khí NO và N2 với số mol bằng nhau. Khối lượng m bằng A. 10,8. B. 8,1. C. 13,50. D. 17,55. Câu 35: Cho các phát biểu sau: (a) Tất cả các peptit đều tham gia phản ứng màu biure. (b) Anilin và Phenol đều làm mất màu dd nước Br2 tạo kết tủa trắng. (c) Saccarozơ và Mantozơ đều tham gia pứ tráng gương. (d) Tơ tằm, bông là những polime thiên nhiên. (e) Chất béo là este của glixerol và axit béo, nhẹ hơn nước và không tan trong nước ở điều kiện thường. Sổ phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 36: Thủy phân hoàn toàn m gam etyl axetat cần dùng dung dịch chứa 8 gam NaOH. Giá trị của m là A. 8,8. B. 17,6. C. 35,2. D. 14,8. Câu 37: Thủy phân hoàng toàn 7,4 gam hỗn hợp 2 este etyl fomat và metyl axetat cần dùng V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 200 ml. B. 100 ml. C. 50 ml. D. 150 ml.
  6. Câu 38: X là chất bột màu trắng, vô định hình, không tan trong nước lạnh. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác enzim thu được chất Y. X và Y lần lượt là: A. Tinh bột và Glucozơ B. Xenlulozơ và Glucozơ C. Tinh bột và Fructozơ D. Tinh bột và Mantozơ Câu 39: Cho các thí nghiệm sau : (a) Cho từ từ dd NaOH vào dung dịch AlCl3 tới dư. (d) Cho dd Ba(OH)2 dư vào dd NaHCO3 (b) Sục từ từ CO2 vào dung dịch nước vôi trong tới dư. (e) Cho từ từ dd NaOH vào dd FeCl3 tới dư. (c) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. Số thí nghiệm tạo kết tủa trắng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 40: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Giá trị của a là A. 0,02M. B. 0,03M. C. 0,015M. D. 0,04M.
  7. SỞ GD VÀ ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀ SỐ 3 Họ, tên thí sinh: Lớp: Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố :H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Mn = 55; Cr = 52. Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trả lời: 1 5 9 13 17 21 25 29 33 37 2 6 10 14 18 22 26 30 34 38 3 7 11 15 19 23 27 31 35 39 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 Câu 1. Kim loại dẫn điện tốt nhất là A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Ag. Câu 2. Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở điều kiện thường giải phóng H2? A. Na. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 3. Kim loại có tính khử yếu nhất là A. K. B. Mg. C. Cu. D. Zn. Câu 4. Chất nào sau đây là chất lưỡng tính? A. CaO. B. FeO. C. K2O. D. Al2O3. Câu 5. Số oxi hóa của Cr trong hợp chất K2Cr2O7 là A. +3. B. +6. C. 2. D. +4. Câu 6. Ion nào sau đây có tính oxh mạnh nhất? A. K+. B. Mg2+. C. Cu2+. D. Zn2+. Câu 7. Kim loại nào sau đây không thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. K. B. Fe. C. Cu. D. Zn. Câu 8. Kim loại nào sau đây tác dụng được với dd H2SO4 loãng giải phóng H2? A. Ag. B. Au. C. Cu. D. Fe. Câu 9. Sản phảm của phản ứng giữa Al với Cl2 là A. AlCl2. B. AlCl3. C. Al2O3. D. Al(OH)3. Câu 10. Trong công nghiệp người ta dùng quặng nào sau đây để sản xuát nhôm? A. Boxit. B. Hematit. C. Manhetit. D. Đolomit. Câu 11. Nung Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn X. Chất X là A. FeO. B. Fe2O3. C. FeO2. D. Fe3O4. Câu 12. Công thức của sắt (III) clorua là A. FeCl2. B. FeCl3. C. Fe(NO3)3. D. Fe(OH)3. Câu 13. Khí X gây hiệu ứng nhà kính. Nồng độ khí X trong không khí tăng làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên. Khí X là A. CO2. B. CO. C. N2. D. O2. Câu 14. Cho chất X tác dụng với dd KOH thu được CH3COOK và CH3OH. Chất X là A. CH3COOCH3. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOC2H5. Câu 15. Chất nào sau đây là axit béo? A. Axit acrylic. B. Axit axetic. C. Axit fomic. D. Axit stearic. Câu 16. Chất nào sau đây là polisaccarit? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Mantozơ. D. Tinh bột. Câu 17. Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Metyl amin. B. Alinin. C. Axit glutamic. D. Lysin. Câu 18. Số nguyên tử N trong phân tử Lysin là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 19. Trong phân tử polime nào sau đây có chứa oxi?
  8. A. Poli etilen. B. Poli (vinyl clorua). C. Poli (metyl metacrylat). D. Poli acrilonitrin. Câu 20. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng của A. K. B. KCl. C. K2O. D. K2CO3. Câu 21. Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng? A. Metan và etilen. B. Etilen và propilen. C. Metan và axetilen. D. Etilen và axetilen. Câu 22. Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch Fe2(SO4)3 đến dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối. Kim loại X là A. Ag. B. Zn. C. Cu. D. Fe. Câu 23. Cho các este sau: Etyl axetat, Vinyl axetat, metyl metacrylat, metyl axetat. Có bao nhiêu este tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24. Cho m gam Al tác dụng với axit HCl dư thu được 6,72 lít khí H2. Giá trị của m là A. 5,4. B. 8,1. C. 2,7. D. 4,05. Câu 25. Chất nào sau đây tác dụng với dd HNO3 loãng không tạo sản phẩm khử chứa N? A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. Fe(OH)2. Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 8,2 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí H2 và dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 20,625. B. 20,975. C. 33,75. D. 33,05. Câu 27. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp etyl axetat và metyl axetat thu được sản phẩm gồm A. 2 muối, 2 ancol. B. 1 muối, 1 ancol. C. 1 muối, 2 ancol. D. 2 muối, 1 ancol. Câu 28. Chất rắn X màu trắng, vô định hình, không tan trong nước. X được hình thành nhờ quá trình quang hợp ở cây xanh. Thủy phân hoàn toàn X bằng enzim thu được chất Y. X, Y lần lượt là A. Tinh bột và glucozơ. B. Tinh bột và saccarozơ. C. Xenlulozơ và glucozơ. D. Tinh bột và mantozơ. Câu 29. Thủy phân hoàn toàn 51,3 gam Saccarozơ với hiệu suất 80% thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 51,84. B. 25,92. C. 64,8. D. 32,4. Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn m gam 1 amin no, đơn chức X thu được 2,688 lít khí N2. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư. Số mol HCl phản ứng là A. 0,12. B. 0,24. C. 0,06. D. 0,18. Câu 31. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Poli etilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. B. Sợi bông, tơ tằm đều là tơ nhân tạo. C. Tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp. D. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. Câu 32. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là este của glixerol và axit béo. (b) Sự kết tủa protein bằng nhiệt gọi là sự đông tụ. (c) Glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc còn fructozơ thì không có phản ứng này. (d) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là tinh thể dễ tan trong nước, có vị ngọt. (e) Cồn 90o có thành phần chính etanol. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho kim loại K vào dung dịch CuSO4. (b) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4. (c) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. (d) Cho kim loại ZnO vào dung dịch NaOH dư. (e) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo kết tủa là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 34. Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là A. 8,15gam. B. 7,65gam. C. 8,1 gam. D. 0,85gam.
  9. Câu 35: X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là A. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH. B. H2N- CH2-COOH. C. CH3- CH(NH2)-COOH. D. C3H7-CH(NH2)-COOH. Câu 36: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp Mg, Al bằng 500ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 loãng 0,28 M thu được dung dịch X va 8,736 lít H2. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối là A. 25,95 gam. B. 38,93 gam C. 103,85 gam D. 77,86 gam. Câu 37: Hấp thụ toàn bộ 0,896 lít CO2 vào 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M thu được A. 1gam kết tủa. B. 2 gam kết tủa. C. 3 gam kết tủa. D. 4 gam kết tủa. Câu 38: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí NO2 và 0,01mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là A. 0,81. B. 8,1. C. 13,5. D. 0,405. Câu 39: Cho 1,17 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí hiđro. Kim loại kiềm là A. K. B. Na. C. Li. D. Rb. Câu 40: Nung 15,6 gam Al(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là A. 20,4. B.10,2. C. 15,3. D. 5,1.
  10. SỞ GD VÀ ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀ SỐ 4 Họ, tên thí sinh: Lớp: Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố :H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Mn = 55; Cr = 52. Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trả lời: 1 5 9 13 17 21 25 29 33 37 2 6 10 14 18 22 26 30 34 38 3 7 11 15 19 23 27 31 35 39 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 Câu 1. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất? A. Li. B. Mg. C. Al D. Fe. Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một? A. CH3NH2. B. (CH3)3N. C. CH3CH2NHCH3. D. CH3NHCH3. Câu 3. Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở điều kiện thường? A. Mg. B. Al. C. Ca. D. Cu. Câu 4. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua? A. Mg. B. Fe. C. Ag. D. Cu. Câu 5. Ion kim loại nào sau đây có tính oxh yếu nhất? A. Mg2+. B. Al3+. C. Na+. D. Cu2+. Câu 6: Chất béo là trieste của axit béo với A. ancol metylic. B. glixerol. C. ancol etylic. D. etylen glicol. Câu 7: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit? A. Tinh bột. B. Fructozơ. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ. Câu 8. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dd HCl giải phóng H2? A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Cu. Câu 9. Trong công nghiệp người ta điều chế Fe kĩ thuật (gang) từ quặng A. Đolomit. B. Boxit. C. Pirit sắt. D. Manhetit. Câu 10. Trong công nghiệp người ta điều chế NaOH bằng phương pháp A. Điện phân dd NaCl không có màng ngăn xốp. B. Điện phân dd NaCl không, màng ngăn xốp. C. Điện phân nóng chảy NaCl. D. Cho Na kim loại vào nước. Câu 11. Sản phẩm của phản ứng giữa Al với S ở nhiệt độ cao là A. Al2(SO3)3. B. Al2(SO4)3. C. Al2S3. D. AlS. Câu 12. Công thức hóa học của nhôm sunfat là A. Al2(SO3)3. B. Al2(SO4)3. C. Al2S3. D. Al(NO3)3. Câu 13. Số oxi hóa của Cr là +3 trong hợp chất? A. Na2CrO4. B. K2Cr2O7. C. CrO3. D. Cr2O3. Câu 14. Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành các phân tử lớn (polime) được gọi là phản ứng A. trùng ngưng. B. trùng hợp. C. xà phòng hóa. D. thủy phân. Câu 15. Chất nào sau đây là mono saccarit? A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Tinh bột. Câu 16. Một chất có chứa nguyên tố oxi, được dùng để khử trùng nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất khỏi bức xạ tia cực tím. Chất này là A. O3. B. SO2. C. O2. D. SO3. Câu 17. Thủy phân hoàn toàn etyl axetat thu được muối X. Công thức hóa học của X là
  11. A. CH3ONa. B. CH3COONa. C. C2H5COONa. D. C2H5ONa. Câu 18. Nước cứng là nước chứa nhiều các ion 2+ 2+ + + - - 2- - A. Ca , Mg . B. Na , K . C. HCO3 , Cl . D. SO4 , Cl . Câu 19. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa hồng? A. CH3NH2. B. CH3COONa. C. H2HC3H5(COOH)2. D. H2NCH2COOH. Câu 20. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. Tính khử. B. Tính oxi hóa. C. Tính bazơ. D. Tính axit. Câu 21. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. nilon-6,6. B. polietilen. C. poli(metyl metacrylat). D. poli(vinyl clorua). Câu 22. Cho 2,5 gam canxi phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít H2. Giá trị của là A. 2,240. B. 1,120. C. 1,344. D. 1,400. Câu 23. Các kim loaị Fe, Cr, Cu cùng tan trong dung dich nào sau đây? A. Dung dich HCl. B. Dung dich HNO3 đặc nguội. C. Dung dich HNO3 loãng. D. Dung dich H2SO4 đặc nguội. Câu 24. Thủy phân 34,2 gam mantozo trong môi trường axit (hiệu suất 80%) sau đó trung hòa axit dư thì thu được dung dịch X. Lấy X đem tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO33/ NH thu được bao nhiêu gam bạc? A. 21,16. B. 17,28. C. 38,88. D. 34,56. Câu 25. Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau? A. Metan và etilen. B. Axetilen (C2H2) và propin (C3H4). C. Etan và axetilen. D. Etan và etilen. Câu 26. Công thức hóa học của đạm ure là A. NH4Cl. B. (NH2)2CO. C. NH4NO3. D. (NH4)2SO4. Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỷ lệ mol tương ứng là 2:3. Tên gọi của amin đó là A. đimetylamin. B. đietylamin. C. metyl iso-propylamin. D. etyl metylamin. Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X với không khí (gồm N2 và O2 với tỉ lệ mol 4:1) vừa đủ, sau phản ứng thu được 8,96 lít CO2; 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2. Giá trị của m là A. 9,50. B. 9,00. C. 11,00. D. 9,20. Câu 29. Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2. Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là A. 10,4 gam. B. 16,2 gam. C. 2,7 gam. D.5,4 gam. Câu 30: Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glucozơ. (b) Metyl metacrylat là tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime . (c) Đốt cháy hoàn toàn HCOOC2H5 thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O. (d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch HCl. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 31: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam CH3COOCH3 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 3,20. B. 3,40. C. 8,20. D. 4,10. Câu 32: Cho 0,02 mol Glyxin tác dụng với 300ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với V lít dd NaOH 1M được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y được m gam chất rắn khan. Giá trị V và m là A. 0,32 và 23,45. B. 0,02 và 19,05. C. 0,32 và 19,05. D. 0,32 và 19,49. Câu 33. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tơ visco là tơ thiên nhiên. B. Trong phân tử protein có chứa nguyên tố nitơ. C. Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo. D. Khi quang hợp, cây hấp thụ CO2 và giải phóng O2.
  12. Câu 34. Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic và axit stearic. Thể tích khí O2 cần dùng vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là A. 17,472 lít. B. 20,160 lít. C. 15,680 lít. D. 16,128 lít. Câu 35. Cho các thí nghiệm sau: 1- Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. 3- Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. 2- Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. 4- Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chưa 1 muối tan là A. 2. B. 1 C. 4. D. 3 Câu 36. Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là A. 0,10M. B. 0,20M. C. 0,01M. D. 0,02M. Câu 37. Cho 18,6 gam hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H12O3N2 phản ứng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1,0 M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 15,90. B. 26,30. C. 21,90. D. 19,90. Câu 38. Cho 43,6 gam chất hữu cơ X mạch hở, phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 2 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 49,2 gam muối và 0,2 mol ancol. Lượng NaOH dư được trung hoà vừa hết bởi 0,5 lít dung dịch HCl 0,8M. Công thức cấu tạo của X là A. (CH3COO)3C3H5. B. C3H5(COOCH3)3. C. (HCOO)3C3H5. D. (CH3COO)2C2H4. Câu 39. Cho 3,92 lít hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 5,55 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 15,05 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là A. 51,35%. B. 75,68%. C. 24,32%. D. 48,65%. Câu 40. Hòa tan hoàn toàn m gam Cu bằng dung dịch HNO3 (dung dịch X), thu được dung dịch Y và x +5 mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N ). Khối lượng dung dịch Y giảm 1,4 gam so với dung dịch X. Giá trị của x là A. 0,10. B. 0,05. C. 0,15. D. 0,25.
  13. SỞ GD VÀ ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀ SỐ 5 Họ, tên thí sinh: Lớp: Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố :H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Mn = 55; Cr = 52. Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Trả lời: 1 5 9 13 17 21 25 29 33 37 2 6 10 14 18 22 26 30 34 38 3 7 11 15 19 23 27 31 35 39 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 Câu 41. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. Tính oxi hóa và tính khử. B. Tính bazơ. C. Tính oxi hóa. D. Tính khử. Câu 42. Kim loại không tác dụng được với dung dịch axit HCl là A. Zn. B. Al. C. Cu. D. Fe. Câu 43. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Al, Cr. Kim loại mềm nhất trong dãy là A. Na. B. Cr. C. Cu. D. Al. Câu 44. Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử giảm dần là A. Zn, Cu, K. B. K, Zn, Cu. C. K, Cu, Zn. D. Cu, K, Zn. Câu 45.Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau? A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn. B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao. C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng. D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng. Câu 46. Phản ứng đặc trưng nhất của kim loại kiềm là phản ứng với A. Nước. B. Oxi. C. Dung dịch axit. D. Dung dịch muối. Câu 47. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước CaSO4.2H2O. Muối này được gọi là A. Thạch cao sống. B. Đá vôi. C. Thạch cao khan. D. Thạch cao nung. Câu 48. Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khỏe con người là A. Cocain. B. Nicotin. C. Heroin. D. Cafein. Câu 49. Quăng nào sau đây không chứa hợp chất của sắt? A. Quặng pirit. B. Quặng boxit. C. Quặng hematit. D. Quăng manhetit. Câu 50. Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch A. H2SO4 (đặc, nguội). B. KOH. C. NaOH. D. H2SO4 (loãng). Câu 51. Kim loại sắt có thể phản ứng được với dung dịch A. CuSO4. B. Na2CO3. C. CaCl2. D. KNO3. Câu 52. Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe(OH)3. D. Fe(OH)2. Câu 53. Chất nào sau đây là este? A. HCOOH. B. CH3CHO. C. CH3COOC2H5. D. CH3OH. Câu 54. Phản ứng thủy phân chất béo luôn thu được A. axit béo. B. glixerol. C. muối natri của axit béo. D. muối kali của axit béo. Câu 55. Tinh bột thuộc loại nào? A. monosaccarit B. polisaccarit C. đisaccarit D. lipit Câu 56. Cho các chất sau: PE, PVC, cao su buna, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp? A.5 B. 2 C. 3 D. 4
  14. Câu 57. Cho dãy các chất : Al. Al2O3, CO2, NaHCO3, Zn(OH)2, K2O, CuO. Có bao nhiêu chất trong dãy vừa tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, vừa tác dụng được với dd HCl? A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 58. Cặp chất không phải là đồng đẳng của nhau là A. Metan và etan. B. etilen và propilen. C. Benzen và Toluen D. Metan và etilen. Câu 59. Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al vào dung dịch NaOH (dư), sau phản ứng thu được V lít khí. Giá trị của V là A. 6,72. B. 4,48. C. 3,36. D. 5,6. Câu 60. Hợp chất nào sau đây Cr không có số oxh bằng +6? A. K2CrO4. B. NaCrO2. C. K2Cr2O7. D. CrO3. Câu 61. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % về khối lượng trong phân của A. P. B. P2O5. C. Ca3(PO4)2. D. Ca(H2PO4)2. Câu 62.Nung nóng Al(OH)3 thu được chất rắn X. Chất X là A. Al. B. Al2O3. C. H2O. D. O2. Câu 63. Hỗn hợp 2 chất hữu cơ X, Y đều tác dụng với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được CH3COONa và C2H5OH. Hai chất X,Y là A. CH3COOC2H5 và CH3COOH. B. CH3COOC2H5 và C2H5OH C. CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3 D. CH3COOC2H5 và CH3COOCH3. Câu 64. Khi nói về tetrapeptit X (Gly-Val-Gly-Val), kết luận nào sau đây đúng? A. X có aminoaxit đầu N là valin và aminoaxit đầu C là glyxin. B. X tham gia phản ứng biure tạo ra dung dịch màu tím. C. X có chứa 4 liên kết peptit. D. Thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được 3 loại đipeptit. Câu 65. Cho m gam một amin đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dd HCl 1M thu được dung dịch chứa 16,3 gam muối. Giá trị của m là A. 9,2. B. 9,3. C. 4,5. D. 9,0. Câu 66. Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat trong dd NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 12,8. B. 11,1. C. 8,2. D. 6,8. Câu 67. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lit khí H2, dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 4,4. B. 5,6. C. 3,4. D. 6,4. Câu 68. Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 69. Cho từ từ đến dư kim loại X vào dd muối FeCl3. Dung dịch sau phản ứng chỉ chứa FeCl2. Kim loại X là A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Fe. Câu 70. Dung dịch chất làm xanh quỳ tím là A. C6H5NH2. B. CH3COOCH3. C. C2H5NH2. D. H2NCH2COOH. Câu 71. Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho CaCO3 vào dung dịch HCl dư. (b) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào H2O dư. (c) Cho Ag kim loại vào dung dịch HCl dư. (d) Cho Na kim loại vào dung dịch NaCl dư. (e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào H2O dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có sự hòa tan chất rắn là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 72. Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,07 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 thu được bằng A. 0,784 lít. B. 0,560 lít. C. 0,224 lít. D. 1,344 lít. Câu 73. Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là: A. 22,6. B. 18,6. C. 20,8. D. 16,8.