Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_thu_tot_nghiep_thpt_nam_2022_mon_ngu_van_truong_thpt.docx
Nội dung tài liệu: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn - Trường THPT Tiên Du số 1 (Có đáp án)
- TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TỔ : NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021- 2022 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Paris là ước mơ của một thời tuổi trẻ, nhưng giờ đây ước mơ ấy không còn ở lại đây với tôi. Hoá ra giấc mơ và sự thật không phải là một. Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu đến đâu hãy chỉ thấy những nụ cười, những nụ cười như đoá hồng đứa bé cầm trên tay đi qua đường phố, rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái. Buổi chiều tháng 5, dòng suối Loiret chảy nhẹ nhàng. Đi bộ từ bờ này sang bờ kia còn dễ dàng gấp nghìn lần những mùa lụt ở Huế. Buổi chiều ở Orléans bỗng nhiên tôi nhớ quê nhà quá. Có những cái đầu không bình tĩnh lắm sẽ trách móc tôi vì sao ở một nơi sung sướng như vầy mà vẫn nhớ nhà nhớ quê. Than ôi! Quê nhà chính là tôi rồi tôi biết làm sao được. (Trích Viết bên bờ Loiret – Trịnh Công Sơn, theo Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả hãy cố gắng mang đến cho nhau những gì? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua đường phố phố, rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/ chị là gì? Lí giải II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau. Câu 2. (5.0 điểm) Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng 1
- được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này (12) thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm (13) ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đưa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? - Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân. Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật: - Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chỉ cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn. Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ: - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: - Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán(19) đây, ngon đáo để cơ. Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả: - Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy. (Trích “Vợ nhặt”, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2017) Anh (chị) hãy cảm nhận về diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ qua đoạn văn trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh ;Số báo danh Chữ kí của cán bộ coi thi 1: .;Chữ kí của cán bộ coi thi 2: 2
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021- 2022 TỔ : NGỮ VĂN Bài thi: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM (Đáp án – Thang điểm gồm có 05 trang) Phân Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Thí sinh chỉ ra 2/3 phương thức biểu đạt sau: 0,5 nghị luận/ biểu cảm/ tự sự 2 Theo tác giả hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đến đâu hãy chỉ thấy những nụ cười, những nụ cười như đoá hồng đứa bé cầm trên tay đi qua đường phố, rực rỡ một 0,5 lòng yêu thương vô tận. 3 - Biện pháp so sánh: so sánh những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua đường phố, rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. - Hiệu quả nghệ thuật: 1,0 + Tạo cách nói sinh động, diễn đạt cụ thể, giàu hình ảnh, gợi cảm và giàu giá trị thẩm mĩ cho câu văn + Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau.(sự cần thiết của nụ cười trong cuộc sống) + Bộc lộ quan điểm, thái độ của tác giả trong đoạn văn 4 * HS nêu được một thông điệp có ý nghĩa rút ra từ đoạn trích. 0,5 * Lí giải thuyết phục 0,5 II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ về vấn đề Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, 2,0 nhưng xin đừng hãm hại nhau. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Người ta có thể yêu nhau và 0,25 ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Trên cơ sở những hiểu biết về đoạn trích ở phần Đọc hiểu, HS có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Có thể theo hướng sau: *Giaỉ thích: “yêu”, “ghét” là những trạng thái tình cảm tự nhiên của mỗi người. “hãm hại” là dùng lời nói, hành động tiêu cực để gây tổn thương đau đớn cho người khác. 3
- câu nói là lời mong mỏi con người đừng làm những việc xấu xa để hãm hại nhau, hãy sống với nhau bằng tấm lòng đẹp nhất. *Bàn luận: - Ý kiến trên là một lời khuyên đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với con người. Bởi vì: + Cảm xúc là thứ khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định không được hãm hại, gây tổn thương đến họ. + Khi hãm hại người khác, cũng chính là tự hãm hại bản thân mình. + Chính tình yêu thương sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người, làm thế giới này trở nên tốt đẹp. Dẫn chứng thực tế : Thí sinh lấy dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận *Mở rộng vấn đề: Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau, nhưng xin đừng hãm hại nhau. bằng các hành động suy nghĩ tích cực của mỗi người; cùng nhau làm việc tốt, sống tử tế * Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận 2 Cảm nhận về diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ qua đoạn trích. 5,0 A. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng yêu cầu về một bài văn nghị luận văn học. Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. B. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung sau: 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25 Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5 Cảm nhận về diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng a Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5 - Kim Lân (1920 – 2007), nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. - “Vợ nhặt” là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Truyện ngắn này.được lấy bối cảnh từ nạn đói khủng khiếp năm 1945 với hai triệu người chết đói. Nhân vật bà cụ Tứ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc 4
- TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPTTRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TỔ : NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021- 2022 TỔ : NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021- 2022 Môn: Ngữ văn Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề gồm có 02 trang) ( Đề gồm có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,5 Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận TỔNG ĐIỂM: 10.0 Hết . 5