Ôn tập GDCD 12 - Chủ đề: Thực hiện pháp luật - Đinh Thị Thu Hương

pptx 37 trang Nguyệt Quế 28/01/2025 470
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập GDCD 12 - Chủ đề: Thực hiện pháp luật - Đinh Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxon_tap_gdcd_12_chu_de_thuc_hien_phap_luat_dinh_thi_thu_huong.pptx

Nội dung tài liệu: Ôn tập GDCD 12 - Chủ đề: Thực hiện pháp luật - Đinh Thị Thu Hương

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Giáo viên: Đinh Thị Thu Hương Trường THPT Hàn Thuyên
  2. HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHÍNH NỘI DUNG DẠY HỌC HKII - MÔN GDCD LỚP 12 Năm học 2019-2020 (Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) TT Bài Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện Bài 6. Công dân với Phần II. Nội dung bài học: Khuyến khích 1 các quyền tự do cơ Mục 2b. Trách nhiệm của công dân học sinh tự đọc. bản. Anh Phần II. Nội dung bài học: - Mục 1c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử Khuyến khích 2 Bài 7. Công dân với của công dân. học sinh tự đọc. các quyền dân chủ. - Mục 2c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. - Mục 3c. Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. - Mục 4b. Trách nhiệm của công dân. Phần IV. Bài tập Không yêu cầu Bài tập số 6 học sinh làm.
  3. HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHÍNH NỘI DUNG DẠY HỌC HKII - MÔN GDCD LỚP 12 Năm học 2019-2020 (Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) TT Bài Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện Phần II. Nội dung bài học: Bài 8. Pháp luật với Khuyến khích 3 - Mục 2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển sự phát triển của học sinh tự đọc. của công dân công dân. - Mục 3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân Anh Phần II. Nội dung bài học: Khuyến khích 4 Bài 9. Pháp luật với - Mục 2d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi sự phát triển bền trường học sinh tự đọc. vững của đất nước. - Mục 2e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh 5 Thực hành ngoại khóa Không tổ chức hoạt động riêng, lồng ghép trong các nội dung bài học phù hợp.
  4. MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN GDCD NĂM 2020 STT BÀI CẤP ĐỘ TỔNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 GDCD 11 - Bài 1 1 1 2 GDCD 11 - Bài 2 1 1 3 GDCD 11 - Bài 3 1 1 4 GDCD 11 - Bài 5 1 1 5 GDCD 12 - Bài 2 3 3 3 3 12 6 GDCD 12 - Bài 3 1 1 7 GDCD 12 - Bài 4 2 1 1 1 5 8 GDCD 12 - Bài 6 3 2 5 9 GDCD 12 - Bài 7 1 4 5 10 GDCD 12 - Bài 8 4 2 6 11 GDCD 12 - Bài 9 1 1 2 Tổng 11 bài 15 15 4 6 40 câu
  5. MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO NĂM 2020 STT BÀI CẤP ĐỘ TỔNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 GDCD 11 - Bài 1 1 1 2 GDCD 11 - Bài 2 1 1 3 GDCD 11 - Bài 3 1 1 4 GDCD 11 - Bài 5 1 1 5 GDCD 12 - Bài 2 3 3 3 3 12 6 GDCD 12 - Bài 3 1 1 7 GDCD 12 - Bài 4 2 1 1 1 5 8 GDCD 12 - Bài 6 3 2 5 9 GDCD 12 - Bài 7 1 4 5 10 GDCD 12 - Bài 8 4 2 6 11 GDCD 12 - Bài 9 1 1 2 Tổng 11 bài 15 15 4 6 40 câu
  6. Ôn tập chủ đề: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
  7. NỘI DUNG: a. Khái niệm thực hiện pháp luật 1 Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật b. Các hình thức thực hiện pháp luật a. Vi phạm pháp luật Vi phạm pháp luật và (khái niệm, các dấu hiệu) 2 trách nhiệm pháp lí b. Trách nhiệm pháp lí (khái niệm, mục đích) c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí 3 Luyện tập
  8. 1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật a. Khái niệm thực hiện pháp luật Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Ví dụ: Trên đường phố, mọi người đi xe đạp, xe máy, ô tô tự giác dừng lại đúng nơi quy định, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. => Đó là việc các công dân thực hiện pháp luật giao thông đường bộ.
  9. b. Các hình thức thực hiện pháp luật Sử Thi Tuân Áp dụng hành thủ dụng pháp pháp pháp pháp luật luật luật luật
  10. b. Các hình thức thực hiện pháp luật Hình Sử dụng pháp luật Thi hành pháp luật Tuân thủ pháp Áp dụng pháp luật thức luật Cơ quan, công chức nhà Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức Khái nước có thẩm quyền căn sử dụng đúng các thực hiện đầy đủ không làm những cứ vào pháp luật để ra các niệm quyền của mình, nghĩa vụ của mình, điều pháp luật quyết định làm phát sinh, làm những gì pháp chủ động làm những cấm. chấm dứt, thay đổi việc luật cho phép làm. gì pháp luật quy định thực hiện quyền, nghĩa vụ phải làm. của cá nhân, tổ chức. Ví dụ Cơ quan thuế lập biên bản Bác G sử dụng quyền Hàng năm, Siêu thị M Siêu thị M không xử phạt đối với cơ sở sản trong tự do kinh doanh để đều nộp thuế đầy đủ. kinh doanh các loại kinh mở Siêu thị M. bánh kẹo kém chất xuất bánh kẹo S vì lí do trốn doanh lượng. thuế. Ví dụ Anh Bố mẹ chị B UBND xã H cấp giấy trong hôn Anh A kết hôn với Anh A, chị B muốn trở thành vợ chồng không ngăn cản chứng nhận kết hôn cho nhân chị B. phải đi đăng kí kết chị kết hôn với anh anh A, Chị B hôn. A vì lí do tôn giáo.
  11. So sánh các hình thức thực hiện pháp luật Hình thức Sử dụng pháp luật Thi hành pháp luật Tuân thủ pháp Áp dụng pháp luật luật Cơ quan, công chức Chủ thể Cá nhân, tổ chức nhà nước thực hiện có thẩm quyền Biểu hiện Không Hoạt động theo trình tự hành vi Được làm Phải làm được làm thủ tục do PL quy định. Chủ thể có thể thực Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện Tính chất hiện hoặc không của thực hiện, tùy vào ý theo quy định của pháp luật. hành vi chí và sự lựa chọn của chủ thể.
  12. Một số dạng câu hỏi thường gặp: Câu 1 (Câu 81 – Đề thi tham khảo 2020) Tuân thủ pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều A. cộng đồng hướng tới. B. cá nhân đề xuất. C. mà pháp luật cấm. D. tập thể quan tâm. Câu 2 (Câu 96 – Đề thi tham khảo 2020) Công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Sản xuất tiền giả. B. Giải cứu tội phạm. C. Đăng kí kết hôn. D. Tiêu thụ hàng cấm.
  13. Câu 3 (Câu 111 – Đề thi tham khảo 2020) Ông T- một cựu chiến binh đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm về cách sử dụng khẩu trang vải để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Tuyên truyền pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 4 ( Câu 101 - Mã đề 301 – Đề thi THPT QG 2019) Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A. sử dụng vũ khí trái phép. B. thực hiện nghĩa vụ bầu cử. C. bảo vệ an ninh quốc gia. D. nộp thuế đầy đủ theo quy định.
  14. Câu 5 ( Câu 91- Mã đề 302 – Đề thi THPT Quốc gia 2019) Việc cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. giáo dục pháp luật. D. tư vấn pháp luật. Câu 6 ( Câu 92- Mã đề 304 – Đề thi THPT Quốc gia 2019) Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của cá nhân là A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. giáo dục pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
  15. 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí a. Vi phạm pháp luật Các dấu hiệu của VPPL (gồm 3 dấu hiệu) Do người có năng lực Người vi phạm Là hành vi trách nhiệm pháp lí pháp luật trái pháp luật thực hiện phải có lỗi
  16. Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật. - Hành vi đó có thể là: hành động hoặc không hành động. + Hành động (làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật) VD: Công ty T xả thải trực tiếp ra môi trường. + Không hành động (không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật). VD: Công ty T không nộp thuế cho Nhà nước. - Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. VD: Hành vi lái xe ngược chiều quy định xâm phạm trật tự an toàn giao thông.
  17. Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. Đã đạt một độ tuổi Năng nhất định theo lực quy định trách của PL. nhiệm Tự quyết định cách xử sự của mình pháp lí là khả Phải độc lập chịu trách nhiệm về hành vi năng Có thể đã thực hiện của nhận thức người: và điều khiển được hành vi của mình. VD: Pháp luật Hình sự, hành chính quy định: Công dân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm do mình gây ra.
  18. Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi. - Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái PL, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra. - Lỗi: cố ý và vô ý. + VD lỗi cố ý: Trong những ngày dịch bệnh do virus Corona gia tăng, cửa hàng D mặc dù biết không được tăng giá lương thực, thực phẩm, nhưng vì lợi nhuận, họ vẫn bán mì tôm với giá cao gấp đôi ngày bình thường. => cửa hàng D đã VPPL với lỗi do cố ý. + VD lỗi vô ý: Bác G điều khiển xe ô tô dừng lại ven đường để mua nước uống. Lúc mở cửa xe, do không quan sát nên đã gây tai nạn cho chị H là người đi xe máy làm chị H bị thương và xe của chị bị hỏng. => Bác G đã VPPL với lỗi do vô ý.
  19. Các dấu hiệu VPPL Là hành vi Do người có năng lực Người vi phạm pháp luật trái pháp luật trách nhiệm pháp lí thực hiện phải có lỗi => Khái niệm vi phạm pháp luật: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
  20. Là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải Khái niệm gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi VPPL của mình. b. Trách nhiệm Buộc các chủ thể VPPL: pháp lí - Chấm dứt hành vi trái PL. - Phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định. Mục đích Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, kiềm chế những việc làm trái PL.
  21. c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm (TN) pháp lí VP Hình sự VP Hành chính VP Dân sự VP Kỉ luật Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi Là hành vi VPPL có mức Là hành vi VPPL, xâm Là hành vi VPPL xâm độ nguy hiểm cho XH phạm các quan hệ lao Khái là tội phạm (TP), được quy định tại Bộ phạm quan hệ tài sản luật Hình sự. thấp hơn TP, xâm phạm và quan hệ nhân động, công vụ nhà niệm các quy tắc quản lí của thân. nước do PL lao động, Nhà nước. PL hành chính bảo vệ. TN hình sự TN hành chính TN dân sự TN kỉ luật - Người đủ 14T=> dưới 16T: chịu TN về TP - Người đủ 14T=> dưới Người từ đủ 6T=> Cán bộ, công chức, rất nghiêm trọng do cố ý hoặc TP đặc biệt 16T: bị xử phạt hành chưa đủ 15T: tham gia viên chức VP kỉ luật. Trách nghiêm trọng. chính về VP hành chính các giao dịch dân sự nhiệm - Người đủ 16T trở lên: chịu TN hình sự về do cố ý. phải được người đại pháp mọi TP - Người đủ 16T trở lên: bị diện theo PL đồng ý. lí - Việc xử lí người chưa thành niên (đủ xử phạt hành chính về 14T=> 18T): theo nguyên tắc lấy giáo dục là mọi VP hành chính do chủ yếu. mình gây ra. Hình Phạt tiền, tịch thu Bồi thường thiệt hại về Đuổi việc, chuyển Tử hình, phạt tù, trục xuất, phạt tiền thức phương tiện, tang vật vật chất, tinh thần công tác, hạ lương, xử lí khiển trách, cảnh cáo Tội giết người, đe dọa giết người, lây Hành vi điều khiển xe gắn Tự tiện sửa nhà đang Công chức nhà nước Ví truyền HIV cho người khác, buôn bán ma máy không đội mũ bảo thuê, bên mua không thường xuyên đi làm dụ túy, hiểm, trốn thuế, bán hàng trả tiền đầy đủ cho bên muộn, nghỉ phép quá lấn chiếm vỉa hè bán thời hạn
  22. So sánh vi phạm Hình sự và vi phạm Hành chính: - Giống nhau: đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Khác nhau: mức độ VD1: Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả: + Vi phạm Hành chính vì xâm phạm quy tắc quản lí nhà nước về kinh tế (<30 triệu, không gây hậu quả nghiêm trọng; chưa bị xử lí hành chính trước đó). + Nếu số lượng hàng giả lớn (tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên hoặc < 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính trước đó) thì bị coi là tội phạm hình sự (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.) VD2: Hành vi điều khiển phương tiện giao thông quá tốc độ cho phép: + Vi phạm Hành chính vì vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ. + Nếu hành vi đó gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị coi là tội phạm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự (Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ).
  23. Một số dạng câu hỏi thường gặp Câu 1 (Câu 82 – Đề thi tham khảo 2020) Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các A. hình thức triệu tập nhân chứng. B. quy trình sử dụng ngân sách nhà nước. C. nguyên tắc niêm yết chứng khoán. D. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Câu 2 (Câu 83 – Đề thi tham khảo 2020) Công chức, viên chức có hành vi vi phạm quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật quy định phải A. thay thế người bảo trợ. B. chịu trách nhiệm kỉ luật. C. từ chối quyền thừa kế tài sản. D. hủy bỏ mọi quan hệ dân sự.
  24. Câu 3 (Câu 98 – Đề thi tham khảo 2020) Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính khi tự ý A. thay đổi kết cấu nhà đang thuê. B. lấn chiếm hành lang giao thông. C. tổ chức sản xuất tiền giả. D. tàng trữ trái phép vũ khí. Câu 4 (Câu 90 - Mã đề 301 – Đề thi THPT QG 2019) Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là người vi phạm A. phải có năng lực trách nhiệm pháp lí. B. phải khai báo tạm trú, tạm vắng. C. cần bảo mật lí lịch cá nhân. D. cần chủ động đăng kí nhân khẩu.
  25. Câu 5 ( Câu 93 - Mã đề 301 – Đề thi THPT QG 2019) Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Từ chối nhận tài sản thừa kế. B. Tổ chức hội nghị khách hàng. C. Hủy bỏ giao dịch dân sự. D. Trì hoãn nộp thuế thu nhập. Câu 6 ( Câu 95 - Mã đề 301 – Đề thi THPT QG 2019) Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật dân sự khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây? A. Kinh doanh không đúng giấy phép. B. Thay đổi kiến trúc nhà đang thuê. C. Xả thải gây ô nhiễm môi trường. D. Chiếm dụng hành lang giao thông.
  26. SƠ ĐỒ CỦNG CỐ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Vi phạm pháp luật Hình thức Không thực hiện Sử Thi Tuân Áp Vi Vi Vi Vi dụng hành thủ dụng phạm phạm phạm phạm pháp pháp pháp pháp hình hành dân kỉ luật luật luật luật sự chính sự luật Trách Trách Trách Trách nhiệm nhiệm nhiệm nhiệm hình hành dân kỉ sự chính sự luật Trách nhiệm pháp lí
  27. 3. LUYỆN TẬP Câu 1(Câu 97 – Đề thi tham khảo 2020) Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí, khi thực hiện hành vi nào sau đây sẽ vi phạm pháp luật dân sự? A. Giao điện hoa không đúng thỏa thuận. B. Từ chối cách li y tế tập trung. C. Bí mật che giấu tội phạm. D. Hút thuốc lá nơi công cộng. Câu 2 (Câu 112 – Đề thi tham khảo 2020) Anh D cán bộ Sở X đã làm giả hồ sơ để chiếm đoạt 1 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước. Anh D đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Hình sự và kỉ luật. B. Hành chính và kỉ luật. C. Dân sự và kỉ luật. D. Hành chính và dân sự.
  28. Câu 3 (Câu 113 – Đề thi tham khảo 2020) Một cán bộ hưu trí là ông C bị tòa án tuyên phạt cải tạo không giam giữ về tội cố ý gây thương tích khiến anh X bị gãy chân. Ông C đã phải chịu những trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hình sự và dân sự. B. Hành chính và hình sự. C. Hành chính và dân sự. D. Hình sự và kỉ luật. Câu 4 ( Câu 83 - Mã đề 301 – Đề thi THPT QG 2019) Theo quy định của pháp luật, việc xử lí người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc chủ yếu là A. giáo dục. B. trừng trị. C. đe dọa. D. trấn áp.
  29. Câu 5 (Câu 102 - Mã đề 302 – Đề thi THPT QG 2019) Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Thu hồi giấy phép kinh doanh. B. Xóa bỏ các loại cạnh tranh. C. ủy quyền giao nhận hàng hóa. D. Thay đổi nội dung di chúc. Câu 6 ( Câu 82 - Mã đề 303 – Đề thi THPT QG 2019) Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm A. cần bảo lưu quan điểm cá nhân. B. cần hủy bỏ mọi giao dịch dân sự. C. phải chuyển quyền nhân thân. D. phải chịu trách nhiệm hành chính.
  30. Câu 7 (Câu 115 – Đề thi tham khảo 2020) Anh P kinh doanh dược phẩm đã nhờ và được chị B, chủ một phòng khám tư nhân đồng ý bán giúp 50 hộp thuốc tăng chiều cao do anh sản xuất nhưng chưa được cấp phép lưu hành. Đang tư vấn cho khách về cách sử dụng thuốc đó, chị B bị thanh tra liên ngành phát hiện và tịch thu 50 hộp thuốc. Vì chị B đã khai báo anh P là chủ nhân của số thuốc này, anh P bị cán bộ chức năng là ông C lập biên bản và ra quyết định xử phạt. Biết chuyện, chị H đã thông tin sự việc trên trong cuộc họp tổ dân phố. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật? A. Anh P, chị H và ông C. B. Chị H và anh P. C. Anh P và chị B. D. Anh P, chị B và chị H. - Anh P: sản xuất, lưu thông thuốc nhưng chưa được cấp giấy phép lưu hành => Làm những việc PL cấm => Không tuân thủ PL. - Chị B: bán thuốc chưa được cấp giấy phép lưu hành => làm những việc PL cấm => Không tuân thủ PL. - Ông C: cán bộ chức năng (người có thẩm quyền) lập biên bản và ra quyết định xử phạt anh P => Áp dụng PL. - Chị H: thông tin sự việc trên trong cuộc họp => Sử dụng quyền tự do ngôn luận => Sử dụng PL.
  31. Câu 8 (Câu 116 – Đề thi tham khảo 2020) Ông C là cựu chiến binh, anh V là chủ quán karaoke và anh Q, em trai anh V, là cảnh sát giao thông cùng sống trên một con phố. Do ông C nhiều lần phê bình anh V mở nhạc quá to sau thời gian quy định nên giữa hai nhà xảy ra mâu thuẫn. Một lần, trong ca trực cùng đồng nghiệp là anh A, phát hiện ông C điều khiển xe ô tô trong tình trạng say rượu, anh Q đã đề nghị anh A lập biên bản và ra quyết định xử phạt ông C theo quy định. Những ai sau đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Ông C, anh V và anh A. B. Anh V và anh A. C. Anh V và ông C. D. Ông C, anh A và anh Q. - Ông C: điều khiển xe ô tô trong tình trạng say rượu => VP các quy tắc quản lí của Nhà nước => Vi phạm hành chính. - Anh V (chủ quán karaoke) mở nhạc quá to sau thời gian quy định=> VP các quy tắc quản lí của Nhà nước => Vi phạm hành chính. - Anh Q đề nghị anh A (cảnh sát giao thông) lập biên bản xử phạt ông C theo quy định => Thực hiện đúng PL
  32. Câu 9 (Câu 117 – Đề thi tham khảo 2020) Ông V là giám đốc, chị N là trưởng phòng tài vụ, anh B là nhân viên cùng công tác tại Sở X. Phát hiện ông V cùng chị N lập chứng từ giả rút 1 tỷ đồng của cơ quan để cho vay nặng lãi, anh B đã báo với bà K là lãnh đạo cơ quan chức năng. Do bà K sơ ý làm lộ thông tin và biết anh B là người tố cáo mình, ông V đã điều chuyển anh B sang bộ phận khác không đúng với chuyên môn của anh. Bức xúc, anh B đã phun sơn làm bẩn tường nhà ông V. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật? A. Ông V, chị N và bà K. B. Ông V, chị N và anh B. C. Bà K và anh B. D. Ông V và chị N. - Ông V, chị N (công tác tại Sở X) lập chứng từ giả rút 1 tỷ đồng của cơ quan cho vay nặng lãi => VP hình sự và VP kỉ luật => Chịu trách nhiệm hình sự và kỉ luật. - Anh B: + Báo việc làm trên của ông V, chị N cho lãnh đạo cơ quan => Thực hiện đúng PL. + Phun sơn làm bẩn tường nhà ông V => VP dân sự => Chịu trách nhiệm dân sự. - Bà K (lãnh đạo cơ quan): sơ ý làm lộ thông tin trên => VP kỉ luật => Chịu trách nhiệm kỉ luật.
  33. Câu 10. ( Câu 117 - Mã đề 301 – Đề thi THPT QG 2019) Nghi ngờ chị S lấy trộm máy tính của mình nên anh C cùng anh A đã dùng hung khí đánh chị S bị đa chấn thương. Nhận được tin báo, trưởng công an phường là ông Q triệu tập anh A và anh C về trụ sở công an phường để lấy lời khai. Một ngày sau, bố anh A là ông V phát hiện con mình bị ông Q giam và bỏ đói đến ngất xỉu tại trụ sở công an phường nên đã yêu cầu ông Q phải thả anh A. Những ai sau đây không vi phạm pháp luật hình sự? A. Ông V và ông Q. C. Chị S, ông V và ông Q. B. Anh C, anh A và ông Q. D. Chị S và ông V. - Anh C, anh A dùng hung khí đánh chị S bị đa chấn thương. => Chị S là nạn nhân => Anh C, anh A: VP hình sự. - Ông Q: giam, bỏ đói anh A đến ngất xỉu => VP hình sự. - Ông V: yêu cầu ông Q phải thả anh A => Thực hiện đúng PL
  34. Câu 11 ( Câu 111 - Mã đề 301 – Đề thi THPT QG 2019) Chủ một nhà hàng là anh S nhận 50 triệu đồng tiền đặt cọc của chị A và thỏa thuận với chị về việc làm cỗ cưới bằng thực phẩm đã được kiểm định. Do sử dụng một nửa số tiền này cá độ bóng đá nên anh S đã dùng thực phẩm không đúng thỏa thuận với chị A để chế biến thức ăn khiến cho khách dự tiệc cưới bị ngộ độc. Anh S đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Hành chính và kỉ luật. B. Kỷ luật và dân sự. C. Hình sự và dân sự. D. Kỷ luật và hình sự. - Dùng thực phẩm không đúng thỏa thuận => VP dân sự - Khách dự tiệc cưới bị ngộ độc => VP hình sự
  35. Câu 12 ( Câu 119 - Mã đề 304 – Đề thi THPT QG 2019) Chị A kinh doanh mỹ phẩm nhưng bán thêm thực phẩm chức năng giả. Để mua chuộc đoàn thanh tra liên ngành, chị A nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho trưởng đoàn thanh tra là ông Q nhưng bị ông Q từ chối và lập biên bản xử phạt chị A. Khi chị A đến nhà chị H để đòi lại tiền thì giữa hai chị đã xảy ra xô xát, con chị H đã gọi điện báo công an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an phường là ông D đã lập biên bản xử phạt chị A về hành vi gây rối trật tự công cộng. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật? A. Ông D, ông Q và chị H. B. Ông D và ông Q. C. Ông D, ông Q và chị A. D. Ông Q và chị A. - Ông Q (trưởng đoàn thanh tra): Lập biên bản xử phạt chị A vì bán thực phẩm chức năng giả => Áp dụng PL. - Ông D (trưởng công an phường): Lập biên bản xử phạt chị A về hành vi gây rối trật tự công cộng => Áp dụng PL.
  36. HƯỚNG DẪN TỰ ÔN TẬP 1. Đề minh họa, đề thi chính thức của Kì thi THPT Quốc gia các năm. 2. Tài liệu ôn thi môn GDCD
  37. Chúc các em học tập tốt! Cô giáo: Đinh Hương Trường THPT Hàn Thuyên - TP Bắc Ninh ĐT: 0966191881 Email: dinhhuongc3ht@bacninh.edu.vn