Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp chương Di truyền học người bằng phương pháp dạy học dự án
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp chương Di truyền học người bằng phương pháp dạy học dự án", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_chuong_di.docx
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp chương Di truyền học người bằng phương pháp dạy học dự án
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ Ở CẤP TRƯỜNG TÊN SÁNG KIẾN: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP CHƯƠNG DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hà Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Tiên Du số 1 Bộ môn: Sinh học
- Tiên du, tháng 03 năm 2022 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Cấp trường Kính gửi: Hội đồng sang kiến cấp trường 1. Tên sáng kiến: ‘‘Dạy học theo chủ đề tích hợp chương Di truyền học người bằng phương pháp dạy học dự án” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Nguyễn Thị Hà - Cơ quan, đơn vị: Tổ Hóa - Sinh, Trường THPT Tiên Du Số 1 - Địa chỉ: Đại Tảo, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Điện thoại: 0982587066 Email: hasinhoc@gmail.com Bắc Ninh, ngày 29 tháng 3 năm 2022 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Hà CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: ‘‘Dạy học theo chủ đề tích hợp chương Di truyền học người bằng phương pháp dạy học dự án” 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 5/11/2021 3. Các thông tin cần bảo mật: không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Với phương pháp học trước đây, HS dễ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học cũng buồn tẻ và kiến thức chỉ thiên về lý thuyết. Vì không có nhiều cơ hội thực hành, tự nghiên cứu, nên học sinh khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Giáo viên thường đánh giá mức độ hiểu bài thông qua câu hỏi, bài tập củng cố. Vì vậy, GV khó đánh giá thái độ học tập, mức độ hứng thú của HS. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến - Qua việc dạy học của dự án, học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết những tình huống thực tiễn. Ví dụ: Học sinh có thể giải thích được nguyên nhân và cơ chế phát sinh các dị tật bẩm sinh mà các em gặp trong cuộc sống hàng ngày; giải thích được ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường tới sức khỏe của con người. - Học sinh có những hành động thực tiễn đối với bản thân và xã hội để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và toàn thể cộng đồng. + Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở ngay tại trường, lớp và gia đình, thôn, xã nơi các em sinh sống bằng các công việc cụ thể như: Trồng và chăm sóc cây xanh, không vứt rác bừa bãi, bảo vệ, vệ sinh lớp học, trường học, đường làng, ngõ xóm. + Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực, đi tuyên truyền tới bạn bè, người thân về ý thức bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- + HS đã biết biến những kiến thức của mình thành các hành động cụ thể, biết vận dụng kiến thức trên sách vở vào giải quyết các tình huống thực tiễn có tính liên môn, mỗi em đã hình thành và đang phát triển kỹ năng sống cho mình 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Sáng kiến này nhằm mục tiêu là rèn cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và các kỹ năng trong khi tiến hành thực hiện dự án như: kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, thu thập kết quả và xử lí thông tin, sử dụng công nghệ thông 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Cụ thể các giải pháp: - Giải pháp 1: Lập kế hoạch cho dự án - Giải pháp 2: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng - Giải pháp 3: Các công cụ hỗ trợ và nguồn học liệu - Giải pháp 4: Xây dựng các công cụ và cách thức đánh giá học sinh - Giải pháp 5: Thiết kế nội dung dạy học chi tiết chương Di truyền học người Sinh học 12 * Kết quả của sáng kiến (Số liệu cụ thể): - Đưa ra 5 bước lập kế hoạch cho dự án - Xây dựng được bộ câu hỏi định hướng - Đưa ra được các công cụ hỗ trợ và nguồn học liệu - Đã xây dựng được công cụ và cách thức đánh giá HS - Thiết kế nội dung dạy học chi tiết chương Di truyền học người, Sinh học 12 theo ban cơ bản 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến - Các giải pháp đã được áp dụng cho học sinh khối 12 trường THPT Tiên Du số 1 học tập, kiểm tra và mang lại hiệu quả tốt. - Các giải pháp cũng có thể được sử dụng tốt trong khi giáo viên cần tài liệu để dạy học dự án. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến
- - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Sinh học ở trường THPT Tiên Du số 1, cho học sinh trường THPT Tiên Du số 1 trong quá trình dạy và học, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học, đặc biệt là góp phần nâng cao ý thức của HS về các vấn đề xã hội. - Tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực học tập cho học sinh. - Góp phần hình thành và phát triển một số năng lực chuyên biệt Sinh học. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Hà
- MỤC LỤC Trang Mục lục Danh mục viết tắt Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Mục đích của sáng kiến 1 1.2. Tính mới của sáng kiến 1 1.3. Đóng góp của sáng kiến 1 Phần 2. NỘI DUNG 2 Chương 1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN 2 CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Lí do chọn đề tài 2 2.1.2. Thuận lợi 3 2.1.3. Khó khăn 3 Chương 2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG 5 2.2.1. Giải pháp thứ nhất: Lập kế hoạch cho dự án 5 2.2.2. Giải pháp thứ hai: Xây dựng bộ câu hỏi định hướng 6 2.2.3. Giải pháp 3: Các công cụ hỗ trợ và nguồn học liệu 7 2.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng bộ công cụ, cách thức đánh giá học sinh 12 2.2.5. Giải pháp 5: Thiết kế nội dung chi tiết chương Di truyền học Sinh 15 học 12 (Theo ban cơ bản) Chương 3. KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA 27 SÁNG KIẾN Phần 3. KẾT LUẬN 29 3.1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến 29 3.2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến 29 3.3. Khuyến nghị 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐ Cao đẳng ĐH Đại học GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa CNTT Công nghệ thông tin THPT Trung học phổ thông THPTQG Trung học phổ thông quốc gia
- Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Mục đích của sáng kiến Sáng kiến này nhằm mục tiêu là rèn cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và các kỹ năng trong khi tiến hành thực hiện dự án như: kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, thu thập kết quả và xử lí thông tin, sử dụng công nghệ thông 1.2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 5/11/2021 tại trường THPT Tiên Du số 1 cho 4 lớp 12 của trường (12A7, A8, A11, A13) - Ưu điểm: Nội dung kiến thức môn Sinh học có thể tích hợp được kiến thức của nhiều môn học khác nhau như môn Toán học, Hóa học, Vật lí, Công nghệ . Ngoài ra, còn tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ vốn gen của loài người. - Qua việc dạy học của dự án, học sinh hứng thú học tập hơn, chủ động tiếp thu kiến thức khi được tiếp cận bài học bằng chính sự tìm hiểu của bản thân. - HS được đánh giá, tự đánh giá quá trình học tập một cách khách quan, chính xác. 1.3. Đóng góp cho đơn vị - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Sinh học ở trường THPT, góp phần nâng cao kết quả thi THPTQG của học sinh Trường Tiên Du số 1 nói riêng và của nghành giáo dục tỉnh Bắc Ninh nói chung. - Tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực học tập cho học sinh. - Góp phần định hướng và hình thành, phát triển một số năng lực chuyên biệt Sinh học. - Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn chỉnh hơn và có điều kiện áp dụng trong phạm vi rộng hơn, để được đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nghành giáo dục tỉnh Bắc Ninh. 1
- Phần 2. NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 2.1. 1. Lí do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là điều không thể thiếu để giúp cho việc dạy và học đạt kết quả tốt hơn. Đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với sự phát triển chung của giáo dục thế giới cũng như sự phát triển của công nghệ hiện đại lại là một vấn đề cần được quan tâm hơn. Đã nhiều năm nay, chúng ta cũng đã nhiều lần thay đổi và áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Tất cả các phương pháp đó đều cho ta những kết quả khả quan, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh và phù hợp với sự phát triển giáo dục đương thời. Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Năm học mới 2014-2015, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn”. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông Trong quá trình đổi mới dạy học, bên cạnh các phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên thường áp dụng thì việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực mới như: phương pháp Bàn tay nặn bột, phương pháp dạy học theo trạm, phương pháp dạy học theo dự án cũng là điều hết sức cần thiết. Trong đề tài này, tôi đã bước đầu sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong bài giảng. Đây là phương pháp dạy học kết hợp có hiệu quả việc sử dụng công nghệ thông tin với các chương trình dạy học hiện có, giúp các giáo viên phát huy khả năng sáng tạo của mình và 2
- phát triển trí tưởng tượng của học sinh ra ngoài phạm vi học đường, học tập kết hợp với thực hành. Cuối cùng là dẫn dắt các em tới một phương pháp học có hiệu quả hơn. Trong chương trình sinh học nói chung và sinh học lớp 12 nói riêng, trong nội dung dạy học của từng bài có thể tích hợp với kiến thức nội môn và cả kiến thức liên môn như: môn vật lý, môn hóa học, môn địa lý, môn toán học tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống, rèn luyện kỹ năng sống cho các em; Đồng thời có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để tăng hứng thú học tập, phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo, chủ động tiếp nhận kiến thức, hình thành năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan của học sinh. Từ những lí do trên, bằng những kinh nghiệm và kết quả thực tế qua những tiết dạy của mình, tôi đã thực hiện đề tài: Dạy học theo chủ đề tích hợp chương Di truyền học người bằng phương pháp dạy học dự án. 2.1.2. Thuận lợi - Trong mỗi nhà trường, đội ngũ GV luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần quyết định sự phát triển của một nhà trường, bởi lẽ chính họ là người tổ chức thực hiện có hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục và phát triển chuyên môn, phát triển nhà trường. Trong các trường THPT, đội ngũ GV cốt cán, đầu đàn về chuyên môn lại càng có vai trò quan trọng hơn, là những nhân tố tích cực, là tấm gương trong việc rèn luyện đạo đức, tự học, sáng tạo để phát hiện, bồi dưỡng những học sinh năng khiếu để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. - Về HS: HS trường THPT Tiên Du số 1 nói riêng và học sinh tỉnh Bắc Ninh nói chung luôn có truyền thống hiếu học, chăm ngoan và tỉ lệ các em chọn môn Hóa học là một trong những tổ hợp môn thi để xét tốt nghiệp và xét vào đại học khá cao. - Về cơ sở vật chất: Nhà trường có đầy đủ trang thiết bị để tổ chức một buổi báo cáo dự án các em nghiên cứu. - Kế hoạch dạy học do GV tự chủ nên thuận lợi để dạy học theo chủ đề tích hợp. 2.1.3. Khó khăn 3
- Hiện nay một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới cả về số lượng và trình độ, thiếu các kỹ năng nghiên cứu phát triển chương trình và tài liệu; khả năng xác định mục tiêu giáo dục và dạy học qua từng bài học, môn học còn yếu; kỹ năng dạy học, nhất là dạy học tích cực còn hạn chế, khả năng ứng dụng CNTT còn chưa cao. Đặc biệt tâm lý ngại đổi mới vẫn còn phổ biến ở nhiều giáo viên đã làm cho các tiết học trở nên nhàm chán, không tạo hứng thú cho HS. 4
- Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG 2.2.1. Giải pháp thứ nhất: LẬP KẾ HOẠCH CHO DỰ ÁN Hoạt động 1: Xây dựng ý tưởng dự án, quyết định chủ đề - Giáo viên giới thiệu về phương pháp dạy học theo dự án, quy trình thực hiện cho HS. - Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết về nội dung thực hiện dự án, HS đề xuất ý tưởng dự án. - Học sinh trong mỗi lớp cần 5 nhóm chia thành, các nhóm từ 1 đến 5 lần lượt thực hiện các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về “bệnh di truyền phân tử” Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về “Hội chứng bệnh liên quan đế đột biến NST” Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về “Bệnh ung thư” Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về “Bảo vệ vốn gen loài người” Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu về “Một số vấn đề xã hội của di truyền học” Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án - Thảo luận nhóm về cách thực hiện dự án, kế hoạch, sản phẩm - Mỗi nhóm có sổ theo dõi việc thực hiện dự án SỔ THEO DÕI DỰ ÁN Tên dự án: . Nhóm: Lớp: Trường: Thời gian: 1. Biên bản họp nhóm Thời gian, địa điểm, thành phần Địa điểm: Thời gian: từ giờ đến giờ Ngày tháng năm Nhóm số: Số thành viên: Tên nhóm: . Số thành viên có mặt: Lớp: Số thành viên vắng mặt - Nhóm trưởng: 5
- - Thư kí: Nội dung công việc:(Ghi rõ tên chủ đề thảo luận) 2. Phân công nhiệm vụ trong nhóm Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn hoàn Sản phẩm dự thành kiến 3. Kết quả việc thực hiện dự án Ngày Nội dung triển khai Kết quả Hoạt động 3: Thực hiện dự án - HS làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch để tạo ra sản phẩm Hoạt động 4: Giới thiệu sản phẩm - Sản phẩm của dự án là các bản báo cáo bằng văn bản (bản cứng word), bài trình diễn PowerPoint của các nhóm và các video các nhóm đi khảo sát, thu thập thông tin. - Sản phẩm dự án này được trình bày trước lớp. Hoạt động 5: Đánh giá sản phẩm - Giáo viên và học sinh đánh giá kết quả và quá trình. Rút kinh nghiệm - Đánh giá dựa vào các tiêu chí mà giáo viên và HS đã cùng thống nhất lập từ trước. 2.2.2. Giải pháp thứ hai: XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG Câu hỏi khái Tại sao phải bảo vệ vốn gen loài người? Em cần làm gì để hạn quát chế xuất hiện các bệnh di truyền ở người? 6
- - Hãy cho biết ảnh hưởng của các bệnh, tật, hội chứng di truyền Câu hỏi bài học ở người đối với sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước? - Nêu nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền phân tử? - Nêu nguyên nhân và cơ chế gây hội chứng liên quan đến đột Câu hỏi nội biến nhiễm sắc thể dung - Nêu nguyên nhân và cơ chế gây bệnh ung thư? - Nêu các biện pháp bảo vệ vốn gen loài người? - Nêu những vấn đề xã hội liên quan đến di truyền học? 2.2.3. Giải pháp thứ ba: CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ VÀ NGUỒN HỌC LIỆU 2.2.3.1. Thiết bị dạy học - Máy tính, Projecto - Phòng học bộ môn. 2.2.3.2. Học liệu a. Một số thông tin về nguyên nhân, cơ chế và biểu hiện của các bệnh, tật, hội chứng di truyền ở người. PHÂN LOẠI CÁC BỆNH, TẬT, HỘI CHỨNG DI TRUYỀN Ở NGƯỜI STT Tên bệnh, Loại đột biến Tính chất biểu hiện tật, hội chứng 1. Bệnh mù màu, Do gen lặn nằm trên NST giới Biểu hiện cả nam và máu khó đông tính X quy đinh. nữ nhưng biểu hiện ở nam với tỉ lệ cao hơn 2. Hội chứng Do đột biến NST dạng thể ba ở Biểu hiện cả ở nam và Đao NST 21 (có 3 NST 21) do vậy bộ nữ NST có 47 chiêc. 3. Hội chứng Đột biến số lượng NST dạng thể Biểu hiện cả ở nam và Etuốt ba có 3 NST 18 do vậy có 47 NST nữ 7
- 4. Hội chứng Đột biến số lượng NST dạng thể Biểu hiện cả ở nam và Patau ba có 3 NST 13 do vậy có 47 NST nữ 5. Bệnh Do đột biến gen lặn mã hóa enzim Gặp ở cả nam và nữ phêninkêtô chuyển hóa axit amin niệu pheninalanin thành tirôzin à pheninalanin tích tụ gây độc cho thần kinh 6. Hội chứng Đột biến số lượng NST dạng thể Chỉ gặp ở nữ Siêu nữ (3X) ba nên có ba NST giới tính X 7. Hội chứng Đột biến số lượng NST dạng thể Chỉ gặp ở nữ Tơcnơ (XO) một ở NST giới tính X 8. Hội chứng Đột biến số lượng NST dạng thể Chỉ gặp ở nam. Claiphentơ ba ở cặp NST giới tính (XXY) 9. Bệnh hồng Do đột biến gen lặn trên NST Gặp ở cả nam và nữ cầu hình liềm thường 10. Bệnh bạch Do đột biến gen lặn trên NST Gặp ở cả nam và nữ tạng thường 11. Tật có túm Đây là dạng đột biến gen nằm trên Chỉ gặp ở nam lông ở tai NST giới tính Y 12. Tật dính ngón Đây là dạng đột biến gen nằm trên Chỉ gặp ở nam tay 2 – 3 NST giới tính Y 13. Hội chứng Là dạng đột biến cấu trúc NST Gặp ở cả nam và nữ tiếng mèo kêu dạng mất đoạn trên NST số 5 b. Một số thông tin về sự ô nhiễm của môi trường sống. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường là do con người và cách quản lý của con người. Các loại ô nhiễm chính: 8
- + Ô nhiễm không khí: việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí ( chính là sương ) xúc tác là ánh sáng mặt trời. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NO2, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. + Ô nhiễm nước: xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. - Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. + Ô nhiễm đất: xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật. + Cùng một số loại ô nhiễm khác Ô nhiễm phóng xạ Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình tồn tại với mật độ lớn. Ô nhiễm ánh 9
- sáng,hiện nay con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh hưởng lớn tới môi trường như ảnh hưởng tới quá trình phát triển của động thực vật Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nhiệp va sinh học, Do hóa chất bảo vệ thục vật và chất độc hóa học, Do các tác nhân phòng xạ, Do các chất thải rắn, Do sinh vật gây bệnh Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Theo ước tính của các nhà khoa học, cứ mỗi giờ trên Trái Đất lại có tới hàng trăm mét băng ở Nam Cực tan chảy ra, do đó thời gian mà nước biển ở các đại dương dâng lên ngày càng rút ngắn lại. Chính vì vậy trong một khoảng thời gian không xa 1/4 diện tích đất liền trên Trái Đất sẽ chìm ngập ở dưới đáy biển và một viễn canh khủng khiếp sẽ diễn ra. Hàng chục triệu người dân trên thế giới sẽ không có đất sinh sống, họ sẽ ồ ạt di cư đến những nơi cao ráo hơn, những trung tâm đô thị, từ đó gây rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như sức ép dân số, tệ nạn xã hội, thiếu việc làm và nghiêm trọng hơn đó chính là vấn đề bạo lực, phân biệt chủng tộc với những người vừa mới di cư đến, một thế giới hòa bình hạnh phúc sẽ không còn nữa mà thay vào đó là một thế giới của sự tranh chấp về chỗ ở, về những nhu cầu được sống, được tồn tại. Trái đất nóng lên làm tốc độ băng tan nhanh hơn, dân số ngày càng gia tăng Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở Việt Nam : Là một đất nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại thiên tai nguy hiểm, Việt Nam được xếp vào năm quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của vấn đề biến đổi khí hậu. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới - Biện pháp khắc phục + Con người Chỉ bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo lại một cách hiệu quả, chúng ta có thể biến mình thành những người bảo vệ môi trường tốt nhất. 10
- + Sử dụng năng lượng ánh sáng Năng lượng ánh sáng là năng lượng tự nhiên thừa mừa nhất trên hành tinh của chúng ta. Bằng việc sử dụng công nghệ thích hợp, con người sẽ có thừa năng lượng từ ánh sáng mặt trời để sử dụng. + Giữ lượng carbon Hút và giữ khí CO2 không thoát ra khí quyển là cách hữu hiệu làm giảm thiểu hiện tượng nóng lên của trái đất. Tuy nhiên, các công nghệ hiện nay lại quá chú trọng vào vấn đề năng lượng. + Xây dựng nhà máy dây chuyền Các nhà máy công nghiệp dùng dầu cọ để sản xuất ra chất đốt. Các nhà máy chất đốt sinh học thế hệ thứ 2 lại sử dụng chất thải nông nghiệp để sản xuất năng lượng. Hy vọng trong tương lai, các nhà máy chất đốt sinh học thế hệ thứ 3 sử dụng tảo, có thể biến ánh nắng mặt trời trở thành dầu. + Lọc khí thải Các nhà máy chất đốt sinh học tảo, có thể là giải pháp trong vấn đề này. Xây dựng các nhà máy chất đốt sinh học tảo gần các trạm điện có thể lọc khí thải thông qua các bể tảo, sau đó loại bỏ khí CO2. Tảo sau đó có thể chuyển hóa thành dầu hoặc phơi khô để chế biến thành khí ethanol. + Thuần hóa biển Các cơn bão lớn cần nước ấm để lớn mạnh. Các ống bơm khổng lồ bơm nước lạnh xuống đáy biển có thể "thuần hóa" các cơn bão bằng cách làm mát mặt nước biển. Những ống bơm này có thể trộn nước giàu dinh dưỡng với mặt biển tương đối cằn cối. Điều này thúc đẩy tảo phát triển mạnh, giúp phân hủy khí CO2 trong nước. + Công nghệ: Một số nhà khoa học cho rằng chúng ta không cần phát triển thêm công nghệ mới bởi chúng ta đã có đủ mọi thứ để ngăn chặn sự thay đổi của khí hậu như sức gió, năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, những phương pháp ứng dụng những năng lượng này cần phải sắp xếp thích hợp và ứng dụng ngay lập tức. + Phản ứng tổng hợp hạt nhân Nguồn năng lượng không phóng xạ này gần đây đang hứa hẹn đầy triển vọng. Các chuyên gia khẳng định rằng năng lượng hạt nhân không thể bị bỏ quên được 2.2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin - Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint. - Sử dụng phần mềm Microsoft Office Word. 11
- 2.2.3. Giải pháp thứ tư: Xây dựng bộ công cụ, cách thức đánh giá học sinh 2.2.3.1. Lịch trình đánh giá - Trước khi bắt đầu dự án: Đánh giá nhu cầu tìm hiểu kiến thức của học sinh. - Trong khi thực hiện dự án: Đánh giá quá trình hoạt động và tiếp thu kiến thức của học sinh. - Kết thúc dự án: Đánh giá sản phẩm, kỹ năng trình bày sản phẩm. 2.2.3.2. Tổng hợp đánh giá - Trước khi bắt đầu dự án dùng phương pháp Think – Pair – Share để đánh giá nhu cầu học sinh về kiến thức cũng như mức độ hứng thú với dự án. - Chia nhóm để phân công công việc. - Trong quá trình học sinh thực hiện dự án, giáo viên giám sát học sinh về việc thảo luận nhóm thông qua phiếu đánh giá hoạt động nhóm, phiếu đánh giá cá nhân để đánh giá về tinh thần và kết quả làm việc nhóm của các em. - Sau khi hoàn tất dự án dùng bảng đánh giá sản phẩm học sinh, kết hợp với bảng đánh giá khác và bảng đánh giá của các nhóm còn lại để cho điểm. 2.2.3.3. Cách tiêu chí đánh giá a. Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh (Dành cho GV) PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN NHÓM HỌC SINH (Dành cho Giáo viên) Nhóm được đánh giá: Lớp: Chủ đề thực hiện: Họ và tên GV: Mục đánh giá Tiêu chí Kết quả Chi tiết Điểm tối đa 12
- 1. Quá trình hoạt Sự phản hồi của các thành viên 1 động nhóm Sự hợp tác giữa các thành viên 1 (Tối đa 3 điểm) Giải quyết xung đột trong nhóm 1 2. Quá trình thực hiện Chiến thuật thu thập thông tin 1 dự án Tập trung vào nguồn thông tin 2 (Tối đa 5 điểm) chính Lựa chọn, tổ chức thông tin 1 Liên kết thông tin 1 Kết luận 1 3. Đánh giá bài trình Nội dung 5 bày đa phương tiện Hình thức 2 (Tối đa 10 điểm) Thuyết trình 1 Thời gian 1 Tính sáng tạo 1 4. Sổ theo dõi dự án Nội dung 1 (Tối đa 2 điểm) Hình thức 1 Tổng 20 Tổng điểm đạt được của nhóm sẽ là điểm của mỗi HS trong nhóm. b. Phiếu học sinh tự đánh giá PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Họ và tên học sinh: Nhóm Lớp: Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đạt được Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm 1 Nhiệt tình, trách nhiệm 2 13
- Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe 2 Đóng góp hiệu quả trong việc hoàn thành sản 3 phẩm Phối kết hợp tốt với các TV trong nhóm 2 Tổng 10 c. Phiếu đánh giá kết quả chéo của các thành viên trong nhóm PHIẾU HỌC SINH ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU TRONG NHÓM Người đánh giá: Người được đánh giá: Nhóm Lớp: Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đạt được Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm 1 Nhiệt tình, trách nhiệm 2 Có nhiều ý kiến đóng góp cho sản phẩm 2 Tổ chức nhóm 1 Phối kết hợp tốt với các TV trong nhóm 2 Lắng nghe ý kiến của các thành viên 1 Tham gia thuyết trình sản phẩm 1 Tổng điểm 10 Điểm của mỗi HS sẽ là trung bình điểm đánh giá của tất cả các thành viên trong nhóm dành cho mình. d. Phiếu đánh giá chéo giữa các nhóm (đánh giá sản phẩm) PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHÉO CỦA CÁC NHÓM (Đánh giá sản phẩm báo cáo) 14
- Nhóm đánh giá: Nhóm được đánh giá: . Lớp: Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm đạt được Nội dung (đầy đủ, chính xác khoa học, có liên 5 hệ thực tiễn, nội dung tích hợp liên môn). Hình thức (đẹp, sáng tạo) 3 Thuyết trình (tự tin, rõ ràng ) 1 Sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm 1 Tổng điểm 10 Điểm đánh giá trung bình của các nhóm dành cho nhóm đó sẽ là điểm đánh giá của mỗi HS trong nhóm. e. Đánh giá HS qua bài kiểm tra Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của cả lớp qua phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan (thời gian 15 phút) 2.2.5. Giải pháp thứ năm: THIẾT KẾ NỘI DUNG CHI TIẾT CHO CHƯƠNG DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI SINH HỌC 12 (THEO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: 1.1. Môn Sinh học - Nêu được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế và các ví dụ về bệnh di truyền phân tử. - Nêu được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế và các ví dụ về hội chứng liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể. - Nêu được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế và các ví dụ về bệnh ung thư. - Nêu được các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người. - Nêu được các vẫn đề xã hội của di truyền học. 15
- * Sinh học 12: bài 4: đột biến gen; bài 5: nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể; bài 6: đột biến số lượng nhiễm sắc thể. * Sinh học 9: bài 29: bệnh và tật di truyền ở người. 1.2. Môn Vật lí - Nêu được tác động của các nguồn phóng xạ đến bộ gen của loài người. + Vật lí 12: tiết 45: Tia phóng xạ và tia tử ngoại; Tiết 46: Tia X; Tiết 62,63: Phóng xạ. 1.3. Môn Hóa học - Nêu được tác động của các hóa chất độc hại như 5 – Brom uraxin, các thuốc trừ sâu, thuộc diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng đến bộ gen của loài người. * Hóa học 10: Tiết 49, 50: Oxi, Ozon; Tiết 23: Cacbon. * Hóa học 12: Bài 43: Hoá học và vấn đề kinh tế; Bài 44: Hoá học và vấn đề xã hội. 1.4. Môn Địa lý - Rừng là lá phổi của trái đất nhưng dưới sức ép của dân số, sự bùng nổ của sự đô thị hóa, hoạt động công nghiệp, sự phát triển của công nghệ hiện đại đã làm cho diện tích rừng bị thu hẹp, tài nguyên thiên nhiên bị xâm phạm nghiêm trọng. Dẫn đến ô nhiễm môi trường, làm biến đổi khí hậu, xuất hiện hiệu ứng nhà kính, * Địa lí 7: Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng; Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; * Địa lí 10: bài 42 môi trường và sự phát triển bền vững * Địa lý 12: bài 17: lao động và việc làm 1.5. Môn công nghệ - Nêu được việc sử dụng thực phẩm hợp lí để tốt cho sức khỏe con người. 1.6. Môn GDCD - Hiểu được quan niệm về đạo đức, chuẩn mực đạo đức của con người đối với bản thân , gia đình và xã hội - Hiểu được các vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, + Lớp 10: Bài 10. Quan niệm về đạo đức; Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. 16
- 1.7. Môn toán * Toán 11: bài 15: Xác suất của biến cố 2. Kỹ năng - Kỹ năng hoạt động nhóm, trình bày trước đám đông. - Kỹ năng tư duy logic, khái quát hóa. - Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin. - Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn. - Kỹ năng môn sinh học * Sinh học 12: bài 4: đột biến gen; bài 5: nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể; bài 6: đột biến số lượng nhiễm sắc thể; tiết 24: di truyền y học; tiết 25: bảo vệ vốn gen loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học. * Sinh học 9 : bài 29: bệnh và tật di truyền ở người. - Kỹ năng môn Vật lí + Vật lí 12: tiết 45: Tia phóng xạ và tia tử ngoại; Tiết 46: Tia X; Tiết 62,63: Phóng xạ. - Kỹ năng môn hóa học * Hóa học 10: Tiết 49, 50: Oxi, Ozon; Tiết 23: Cacbon. * Hóa học 12: Bài 43: Hoá học và vấn đề kinh tế; Bài 44: Hoá học và vấn đề xã hội. - Kỹ năng môn địa lí: * Địa lí 7: Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng; Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; * Địa lí 10: bài 42 môi trường và sự phát triển bền vững * Địa lý 12: bài 17: lao động và việc làm - Kỹ năng môn công nghệ. - Kỹ năng tính toán của môn toán học. * Toán 11: bài 15: Xác suất của biến cố 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe và vốn gen của con người. - HS yêu thích, hưởng ứng tiết học, môn học. 17